Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính - Cập nhật : 04/06/2016

BUỒNG GIAM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI, ĐỒNG TÍNH

Theo quy định điều 18, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam bắt đầu có hiệu từ ngày 1/7, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng. Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình và phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi... cũng có thể được áp dụng quyền này.

Quy định trên thể hiện tính nhân văn của nhà nước và là một hành động cụ thể hoá sự thừa nhận vị trí của người đồng tính, chuyển giới trong xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên lĩnh vực tạm giữ, tạm giam chính thức thừa nhận người chuyển giới và đồng tính, đồng thời đảm bảo quyền lợi của những đối tượng này. Quy định này đảm bảo rằng, mọi đối tượng đều nhận được sự đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Khó khăn lớn nhất là với người làm công tác giam giữ, khi đưa ra quyết định về không gian tạm giữ, các cán bộ tại trại giam sẽ phải thực hiện thủ tục xác nhận giới tính, đây là một điều không hề dễ dàng về mặt chứng lý.

Tuy có thể xác định người đồng giới thông qua tiếp xúc và giao tiếp, bằng cảm nhận nhưng điều này chưa đủ làm cơ sở đưa ra quyết định. Ngoài ra, các thông tin về giới tính ghi trong chứng minh nhân dân, giấy khai sinh và cấu tạo sinh học của các bộ phận cơ thể sẽ gây khó khăn cho việc chứng minh giới tính thật sự bên trong của đối tượng.

Ngoài ra, xét về nguyên tắc giam giữ, nếu một người đã chuyển giới, tức là có một giới tính khác thì việc giam giữ sẽ phải thực hiện chung không gian với những người cùng giới tính với người bị giam giữ. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh lý của người chuyển giới sẽ không giống hoàn toàn với người có giới tính tự nhiên nên cơ quan tạm giam tạm giữ cần phải tính toán, cân nhắc cụ thể từng trường hợp để đưa ra quyết định chính xác nhằm tránh gây tổn hại về sinh lý và tinh thần cho người chuyển giới khi bị giam giữ.

 -ĐT-

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  •  Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn
  • Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn

    Thực phẩm bẩn là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Theo số liệu 9/12/2015 của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố, trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc...
  • Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân
  • Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân

    Chương trình truyền hình mang tên 60 phút mở vừa qua của VTV với chủ đề: "Chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" dường như đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về nội dung kịch bản, về khách mời của ban tổ chức, và sâu xa hơn là tranh cãi về quyền công dân.
  • Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền
  • Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền

    Tràn ngập trang nhất của các tờ báo vài ngày nay là thông tin về vụ rò rỉ hồ sơ Panama - một công ty luật tại Panama nơi chứa những tài liệu mật về các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện.
  • Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam?
  • Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam?

    Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta dường như bị lợi dụng và biến tướng, trở thành nhập khẩu rác thải, biến Việt Nam trở thành bãi rác lớn nhất thế giới.
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?

    Hiện nay, mức độ an toàn giao thông đô thị đang được dư luận quan tâm hàng đầu khi liên tiếp các vụ tai nạn chết người xảy ra. Có rất nhiều trường hợp, tài xế sau khi gây tai nạn giao thông thì bỏ trốn, không cấp cứu người bị nạn. Vậy, hành vi này bị xử lý như thế nào?
Hỗ trợ trực tuyến