Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng - Cập nhật : 29/11/2017

CĂN CỨ VÀ ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
II. CĂN CỨ VÀ ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG
Một là, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 196 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành mà không có sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng) trong các trường hợp sau đây:
- Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
 Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng
- Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Hai là, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng.
Ba là,quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau:
- Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền
- Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác
- Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thỏa đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do chính phủ quy định.

III.LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG , ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

V.T

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng
  • Khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng

    Khảo nghiệm kỹ thuật là tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng. Việc khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
  • Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng

    Chủ bằng bảo hộ có quyền đề nghị Cục Trồng trọt cấp lại Bằng bảo hộ trong các trường hợp Bằng bảo hộ bị mất; Bằng bảo hộ bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được.
  • Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng
  • Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng

    Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
  • Ai được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng?
  • Ai được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng?

    Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng, bao gồm:
  • Giống cây trồng là gì?
  • Giống cây trồng là gì?

    Khái niệm Giống cây trồng được quy định cụ thể tại Khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó: ...
  • Giun biển Vân Đồn – Đặc sản đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
  • Giun biển Vân Đồn – Đặc sản đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

    Giun biển là cách gọi khác của sá sùng. Tùy vào từng vùng miền mà loài vật có hình dạng đặc biệt này có những tên gọi khác như sa sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai, địa sâm,… Trước đây sá sùng thường được dùng như gia vị làm ngọt, làm thơm cho các món nước như phở, bún, canh, cháo... bởi vì sá sùng nấu chín cho vị ngọt dịu của đạm.
  • Các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
  • Các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý

    Chỉ dẫn địa lý được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Theo quy định tại Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
  • Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
  • Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

    Chỉ dẫn địa lý được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Theo quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện như sau:
Hỗ trợ trực tuyến