CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi người dân. Do vậy, các cơ sở cung cấp thực phẩm cần đảm bảo những yêu cầu nhất định về an toàn thực phẩm nhằm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật cũng như tạo uy tín, niềm tin của người dân. Đây là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
I - CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ - CP Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (có hiệu lực pháp luật từ ngày 02/02/2018)
- Thông tư 58/2014/TT – BCT của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiêm quản lý của Bộ Công thương
.jpg)
II - NỘI DUNG TƯ VẤN
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Tùy thuộc vào quy mô và kiểu loại thực phẩm sản xuất, kinh doanh của các cơ sơ mà việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ công thương hoặc Sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trình tự, thủ tục
Cơ sở cần nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 1b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014
+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Sau đó là quá trình và tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định pháp luật.
III. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com
-N.V-