Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân - Cập nhật : 31/05/2016

CÂU CHUYỆN "60 PHÚT MỞ" VÀ SUY NGHĨ VỀ QUYỀN CÔNG DÂN

Chương trình truyền hình mang tên "60 phút mở" vừa qua của VTV với chủ đề: "Chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" dường như đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về nội dung kịch bản, về khách mời của ban tổ chức, và sâu xa hơn là tranh cãi về quyền công dân.
Đó là một kịch bản rất hay với một chủ để rất gần gũi, thiết thực đối với xã hội hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong hơn nửa giờ đồng hồ, các khách mời của chương trình tập trung phân tích xoay quanh động cơ chia sẻ 1 clip của 1 người dẫn chương trình truyền hình. Chương trình sẽ hay hơn rất nhiều nếu những phân tích, những quan điểm của các vị khách mời được thể hiện trên tinh thần xây dựng, góp ý với thái độ tích cực thay vì sự quy chụp và có hơi hướng chỉ trích. Tạm gác lại câu chuyện của các vị khách mời, qua đó chúng ta suy nghĩ gì về quyền tự do ngôn luận của công dân?
Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 đã có một quy định rất mới về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm."
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do chia sẻ nhưng bao giờ cũng vậy, quyền lợi luôn đi kèm với nghĩa vụ. Chúng ta có quyền nói, có quyền phát biểu nhưng đồng thời phải có trách nhiệm đối với những nội dung mà chúng ta vừa nói. Quan điểm là của cá nhân, không phải là chân lý!

 -ĐT-

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  •  Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn
  • Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn

    Thực phẩm bẩn là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Theo số liệu 9/12/2015 của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố, trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc...
  • Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính
  • Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính

    Theo quy định điều 18, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam bắt đầu có hiệu từ ngày 1/7, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng. Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình và phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi... cũng có thể được áp dụng quyền này.
  • Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền
  • Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền

    Tràn ngập trang nhất của các tờ báo vài ngày nay là thông tin về vụ rò rỉ hồ sơ Panama - một công ty luật tại Panama nơi chứa những tài liệu mật về các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện.
  • Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam?
  • Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam?

    Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta dường như bị lợi dụng và biến tướng, trở thành nhập khẩu rác thải, biến Việt Nam trở thành bãi rác lớn nhất thế giới.
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?

    Hiện nay, mức độ an toàn giao thông đô thị đang được dư luận quan tâm hàng đầu khi liên tiếp các vụ tai nạn chết người xảy ra. Có rất nhiều trường hợp, tài xế sau khi gây tai nạn giao thông thì bỏ trốn, không cấp cứu người bị nạn. Vậy, hành vi này bị xử lý như thế nào?
Hỗ trợ trực tuyến