Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì khi một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng các loại chế tài như:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Phạt vi phạm
- Buộc bồi thường thiệt hại
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng
- Hủy bỏ hợp đồng
- Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, khi một bên vi phạm nghĩa vụ của mình thì phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với vi phạm, cụ thể như sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Như đã phân tích ở bài viết trước, dịch Covit-19 được coi là sự kiện bất khả kháng, nằm ngoài ý muốn của con người và con người không thể biết trước được.
Như vậy, trong trường hợp một bên chậm thực hiện nghĩa vụ giao hàng do ảnh hưởng của dịch Covit-19 dẫn đến bên kia bị thiệt hại thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm và không phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, để được miễn trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minh được vì lý do dịch bệnh mà không thể giao hàng đúng thời điểm như các bên đã thỏa thuận.
Trên đây là từ vấn của Luật Hải Nguyễn, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp. Luật Hải Nguyễn là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý như: Đại diện tố tụng tại Tòa án, đại diện ngoài Tòa án, thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ…