Chuyển nhượng dự án đầu tư - Cập nhật : 30/12/2017

CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Khi điều kiện của chủ đầu tư không còn phù hợp để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể tiến hành chuyển nhượng dự án đầu tư theo các quy định của pháp luật và tiến hành thủ tục thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư.

Căn cứ pháp lý: 

Luật đầu tư 2014

Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

I- Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

- Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 điều 48 Luật đầu tư 2014.

- Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện đầu tư đó.

- Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

- Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

II- Thủ tục chuyển nhượng

1. Trình tự thực hiện việc chuyển nhượng

Bước 1: Chủ đầu tư và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư xem xét các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư để đánh giá xem các bên có đủ điều kiện để tiến hành chuyển nhượng dự án, tránh những hậu quả pháp lý bất lợi cho việc chuyển nhượng và thực hiện dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng.

Bước 2: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đánh giá khả năng thực hiện, khả năng đáp ứng mục đích nhận chuyển nhượng (giá trị lợi ích kinh tế, phúc lợi, uy tín,…) và các ưu đãi đầu tư kèm theo của dự án đầu tư. Chủ đầu tư đánh giá giá trị tài sản, giá trị kinh tế của dự án đầu tư để định giá chuyển nhượng.

Bước 3: Chủ đầu tư và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đàm phán, thỏa thuận và ký kết Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư.

Bước 4: Chủ đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư

2.1. Hồ sơ

-  Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

-  Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

-  Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

-  Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;

-  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);

-  Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

-  Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

2.2. Trình tự thực hiện thay đổi chủ đầu tư

Nhà đầu tư hoàn thành các nghĩa vụ về thuế trước khi tiến hành thủ tục thay đổi nhà đầu tư.

Đối với dự án hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục thực hiện quy định tại khoản 2 điều 37 Nghị định 118/2015/NĐ-CP:

Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xử lý hồ sơ, xem xét các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư.

Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với dự án đầu tư hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ, dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư và thời gian thực hiện tương ứng là 41 ngày làm việc và 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

III- Hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng dự án đầu tư

Chuyển nhượng dự án là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp đối với dự án từ chủ đầu tư cũ sang chủ đầu tư mới phù hợp với quy định của pháp luật:

-  Tất cả các tài sản để thực hiện dự án đầu tư sẽ thuộc về nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng chuyển nhượng dự án,

-  Các giấy phép để thực hiện dự án đầu tư sẽ thuộc về nhà đâu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư

-  Lợi nhuận từ thực hiện dự án kèm theo các nghĩa vụ về thuế sẽ thuộc về nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án.

-  Đối với các ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đủ điều kiện hưởng ưu đãi và phải thực hiện các thủ tục để được hưởng các ưu đãi: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi tài chính khác

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

-PhA-

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Hợp đồng dự án theo hình thức đầu tư PPP
  • Hợp đồng dự án theo hình thức đầu tư PPP

    Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Trong bối cảnh nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng ngày càng cao và sự hạn chế của ngân sách nhà nước, hình thức đầu tư đối tác...
  • Các hình thức đầu tư tại Việt Nam
  • Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

    Tham gia vào các quan hệ hợp tác quốc tế là cơ hội mở cửa thị trường của Việt Nam. Kéo theo đó, Nhà nước ta luôn khuyến khích sự đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tạo điều kiện phát triển đất nước. Theo đó, các nhà đầu tư có quyền được lựa chọn các hình thức đầu tư nhằm đạt được mục đích đầu tư của mình.
  • Điều kiện xuất khẩu gạo
  • Điều kiện xuất khẩu gạo

    Là một quốc gia nông nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều là nông sản, đặc biệt là gạo. Thế nhưng điều kiện để được xuất khẩu này hết sức ngặt nghèo. Hãy cùng Luật Hải Nguyễn tìm hiểu nhé!
  • Thủ tục đầu tư nước ngoài
  • Thủ tục đầu tư nước ngoài

    Ngày nay, đầu tư nước ngoài đã trở thành khái niệm khá là quen thuộc đối với các DN hiện nay. Để nâng cao sản xuất,thu nhập việc các DN quyết định đầu tư ra nước ngoài là phù hợp với tình hình kinh tế, thời kỳ hội nhập.
  • Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
  • Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

    Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư tại Việt Nam chưa nắm rõ việc xin giấy phép đầu tư như thế nào cho đúng với lĩnh vực kinh doanh của mình, do đó, bài viết này sẽ trình bày ngắn gọn giấy chứng nhận đầu tư là gì, và khi nào cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hỗ trợ trực tuyến