DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình. Luật sở hữu trí tuệ không bắt buộc tác giả sở hữu tác phẩm phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm, nhưng đây là một thủ tục quan trọng và có ý nghĩa, đánh dấu bản quyền của mình cho tác phẩm, có nghĩa không ai có quyền tự ý sử dụng mà không được sự đồng ý của tác giả. Với bài viết này, Luật Hải Nguyễn sẽ cung cấp cho quý Khách hàng những thông tin cơ bản về đăng ký bản quyền tác giả, cụ thể:
- Quyền tác giả là gì?.jpg)
- Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả
- Các loại hình tác phẩm được phép đăng ký quyền tác giả
- Trình tự, thủ tục đăng ký
- Dịch vụ của Luật Hải Nguyễn
1. Quyền tác giả là gì?
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền tác giả được coi là một tài sản trí tuệ vô hình, tuy nhiên tác giả sẽ khó có thể tự bảo vệ được tác phẩm của mình trước hiện tượng sao chép diễn ra phổ biến như hiện nay. Vì vậy, đăng ký bản quyền tác giả chính là việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đang bảo vệ tác phẩm của mình một cách hợp pháp trước hành vi xâm phạm tác phẩm từ đối tượng khác.
Ø Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu
2. Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả
Thứ nhất, Tác phẩm phải thuộc các loại hình được quy định tại Mục 3 của bài viết.
Thứ hai, tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Thứ ba, Về tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ. Tác giả là người trự tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm bao gồm:
- Cá nhân Việt Nam;
- Cá nhân nước người có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
3. Các loại hình tác phẩm được phép đăng ký bản quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm được thực hiện dưới dạng chữ viết khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc cũng được đăng ký bản quyền tác giả
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc đây là một lĩnh vực cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả để bảo vệ tác phẩm của mình;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
4. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm những giấy tờ sau:
- Tác phẩm (02 bản);
- Chứng minh thư của tác giả (Bản photo không cần công chứng);
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh- Đối với chủ sở hữu là pháp nhân (Bản photo không cần công chứng);
- Giấy cam đoan của tác giả;
- Quyết định giao nhiệm vụ/ Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có)
5. Dịch vụ của Luật Hải Nguyễn
- Tư vấn điều kiện đăng ký bản quyền tác giả;
- Tiến hành chuẩn bị những hồ sơ cần thiết và tiến hành đăng ký bản quyền tác giả cho quý Khách hàng;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả;
- Tư vấn cho quý Khách hàng những quyền lợi sau khi bản quyền tác giả được bảo hộ;
- Hỗ trợ các vấn đề dịch vụ sau khi đăng ký xong.
Ø Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm Luật Hải Nguyễn sẽ thay mặt bạn làm các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng, chính xác. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin mà chúng tôi yêu cầu và các giấy tờ liên quan trong quá trình thực hiện. Nếu có vấn đề cần hỗ trợ hãy điện cho Luật Hải Nguyễn theo Hotline: 0973.509.636 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết có liên quan:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Phân biệt tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Phân biệt tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, trả tiền nhuận bút thù lao