Điều kiện xuất khẩu gạo - Cập nhật : 20/11/2017

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 109/2010/NĐ – CP về kinh doanh xuất khẩu gạo

II. NỘI DUNG TƯ VẤN

- Các doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh ngành nghề xuất khẩu gạo phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
+ Hợp đồng xuất khẩu gạo phải được đăng ký và Hiệp hội lương thực Việt Nam xác nhận;
+ Thương nhân phải là thương nhân đầu mối ký kết được Bộ Công thương chỉ định hoặc phải là thương nhân được ủy thác xuất khẩu theo hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung.

Chi tiết các điều kiện như sau:
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Kho chứa, cơ sở xay, xát được quy định ở trên phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
2. Tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Thương nhân có Giấy chứng nhận được đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo khi đáp ứng các tiêu chí sau:
-  Hợp đồng xuất khẩu có giá xuất khẩu không thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu được công bố theo quy định tại Điều 19 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
-  Có sẵn lượng gạo ít nhất bằng 50% (năm mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký, không bao gồm lượng gạo thường xuyên phải có để duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
-  Phù hợp với quy định về hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung do Bộ Công thương ban hành theo quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP. 
3. Tiêu chí chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung
Sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan, Bộ Công Thương chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo các tiêu chí sau:
- Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 (hai) năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung.
- Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 (hai) năm gần nhất.
- Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.”
Lưu ý: Khi thương nhân được ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung được trực tiếp xuất khẩu 20% (hai mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng.
4. Tiêu chí trở thành thương nhân thực hiện ủy thác xuất khẩu
Thương nhân thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
- Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 (sáu) tháng trước đó của thương nhân.
- Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung đã được giao.
- Lượng thóc, gạo hiện có sẵn của thương nhân.
- Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thủ tục để doanh nghiệp có thể xuất khẩu gạo, bạn có thể xem tại đây.

 

III.LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG , ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

N.A

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Hợp đồng dự án theo hình thức đầu tư PPP
  • Hợp đồng dự án theo hình thức đầu tư PPP

    Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Trong bối cảnh nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng ngày càng cao và sự hạn chế của ngân sách nhà nước, hình thức đầu tư đối tác...
  • Các hình thức đầu tư tại Việt Nam
  • Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

    Tham gia vào các quan hệ hợp tác quốc tế là cơ hội mở cửa thị trường của Việt Nam. Kéo theo đó, Nhà nước ta luôn khuyến khích sự đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tạo điều kiện phát triển đất nước. Theo đó, các nhà đầu tư có quyền được lựa chọn các hình thức đầu tư nhằm đạt được mục đích đầu tư của mình.
  • Chuyển nhượng dự án đầu tư
  • Chuyển nhượng dự án đầu tư

    Khi điều kiện của chủ đầu tư không còn phù hợp để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể tiến hành chuyển nhượng dự án đầu tư theo các quy định của pháp luật và tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư
  • Thủ tục đầu tư nước ngoài
  • Thủ tục đầu tư nước ngoài

    Ngày nay, đầu tư nước ngoài đã trở thành khái niệm khá là quen thuộc đối với các DN hiện nay. Để nâng cao sản xuất,thu nhập việc các DN quyết định đầu tư ra nước ngoài là phù hợp với tình hình kinh tế, thời kỳ hội nhập.
  • Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
  • Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

    Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư tại Việt Nam chưa nắm rõ việc xin giấy phép đầu tư như thế nào cho đúng với lĩnh vực kinh doanh của mình, do đó, bài viết này sẽ trình bày ngắn gọn giấy chứng nhận đầu tư là gì, và khi nào cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hỗ trợ trực tuyến