KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Theo quy định của Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định người chồng/vợ có quyền yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ – CP quy định hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Trong trường hợp một người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì những đối tượng sau có quyền yêu cầu Toà án buộc người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đều có thể yêu cầu Toà án buộc người có hành vi trốn tránh phải thực hiện nghĩa vụ.
---------------------------------------------
Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự, với đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, luôn sẵn sàng giải đáp và chia sẻ cùng bạn.
-ĐT-
Liên hệ tư vấn
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Địa chỉ: số 11, ngõ 195, đường Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0973 509 636/0907 509 636
Email: Lamchuphapluat@gmail.com