KINH DOANH NHÀ HÀNG ĂN UỐNG
Kinh doanh dịch vụ ăn uống đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia. Nổi bật là nhà hàng ăn uống luôn được các nhà đầu tư lựa chọn do sự phù hợp với nhu cầu của con người, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã
- Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố
- Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
I- Điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống
Nhà hàng ăn uống là một ngành kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ y tế để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Do đó, nhà hàng ăn uống phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về địa điểm kinh doanh, thiết kế bố trí nhà hàng và các bộ phận của cơ sở; trang thiết bị, dụng cụ; nguyên liệu, thực phẩm; nhân sự; nước sử dụng; xử lý rác thải; …. theo quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BYT và Thông tư 15/2012/TT-BYT.
II- Thủ tục thành lập nhà hàng ăn uống
1. Thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập doanh nghiệp, thành lập hộ kinh doanh thực hiện theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Bản sao có chứng thực)
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực)
- Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:
-
Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;
-
Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
-
Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (Bản sao có chứng thực)
- Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
b) Trình tự thủ tục:
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Thời gian: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ sở. Cơ sở sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 60 ngày.
Bước 3: Thẩm định cơ sở
Thời gian: 10 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
- Thành lập đoàn thẩm định: từ 3 đến 5 thành viên, trong đó tương ứng phải có ít nhất 1 đến 2 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm
- Nội dung thẩm định:
-
Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;
-
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định
- Kết quả thẩm định
-
Kết quả đạt: Cấp giấy chứng nhận
-
Kết quả chờ hoàn thiện: cơ sở phải hoàn thiện theo thời gian biên bản thẩm định quy định nhưng không quá 15 ngày
-
Kết quả: không đủ điều kiện: Cơ sở nộp lại hồ sơ.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
c) Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phầm:
-
Doanh nghiệp
-
Hộ kinh doanh cung cấp từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên
- UBND cấp huyện: Hộ kinh doanh cung cấp dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
d) Thời gian giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu hồ sơ không hợp lệ, trong 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ra thông báo và trả hồ sơ để cơ sở sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Ngoài ra, nếu nhà hàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm khác như rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá thì Nhà hàng sẽ phải thực hiên các thù tục cấp phép tương ứng: Giấy phép bán lẻ rượu, giấy phép bản lẻ thuốc lá,….
Đối với cá nhân kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ như thức ăn đường phố, hàng rong, vỉa hè, chỉ phục vụ cho lễ hội thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện về địa điểm, trang thiết bị và dụng cụ; người trực tiếp kinh doanh mà không cần thực hiện các thủ tục trên.
LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com
-PhA-