Ly hôn vắng mặt một bên - Cập nhật : 14/03/2016

LY HÔN VẮNG MẶT MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG

Trong rất nhiều trường hợp việc ly hôn không có sự thuận tình của cả hai bên vợ chồng. Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng cố tình vắng mặt trong phiên tòa giải quyết việc ly hôn thì yêu cầu của bên còn lại có được giải quyết không?

Việc giải quyết đơn yêu cầu ly hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Bước 1: Thụ lý:

Sau khi nộp đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án sẽ tiến hành các bước để ra Thông báo thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho bị đơn về việc Toà án đã thụ lý vụ án.

Bước 2: Hòa giải và chuẩn bị xét xử:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn và bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử:

Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự:

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

-ĐT-

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Các trường hợp pháp luật cấm ly hôn
  • Các trường hợp pháp luật cấm ly hôn

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án , quyết định có hiệu lực của Tòa án. Việc ly hôn dẫn đến những hậu quả pháp lý liên quan đến giải quyết quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Tuy nhiên, Tòa án chỉ giải quyết ly hôn trên cơ sở những lý do mà các bên đưa ra là hợp tình, hợp lí, không trái với pháp luật và đạo đức. Ngoài ra, pháp luật cũng đã dự liệu và quy định những...
  • Thủ tục Ly hôn
  • Thủ tục Ly hôn

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Nghĩa hiểu trên thực tế là vợ , chồng ly hôn và dẫn tới một số các hậu quả về mặt pháp lý như: chia tài sản, ai sẽ nhận trách nhiệm nuôi còn,… Thủ tục kết hôn là các thủ tục trong quá trình thực hiện việc ly hôn theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện và thủ tục ly hôn đơn phương
  • Điều kiện và thủ tục ly hôn đơn phương

    Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân. Thủ tục ly hôn được quy định chặt chẽ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong trường hợp ly hôn đơn phương là khi ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng thì chỉ khi người ly hôn chứng minh được việc ly hôn là có các căn cứ thỏa mãn các điều kiện luật định thì mới được tòa án...
Hỗ trợ trực tuyến