NGƯỜI THỪA KẾ THẾ VỊ
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Bộ luật dân sự năm 2015
.jpg)
II. TÌM HIỂU VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
1.Thừa kế thế vị là gì?
Theo Điều 613 BLDS 2015 thì người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều trường hợp mà người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 652 BLDS 2015 đã quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Pháp luật quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp, do đó, quy đinh này là phù hợp với đạo lý và thực tiễn nước ta hiện nay, tránh tình trạng di sản của ông bà làm các cháu lại không được hưởng lại để cho người khác hưởng.
2.Các trường hợp thừa kế thế vị
Các trường hợp thừa kế thế vị bao gồm:
- Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà.
- Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.
Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị.
Cũng như những người thừa kế khác, người thừa kế thế vị không được hưởng di sản nếu họ từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 620 và điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
3.Điều kiện hưởng thừa thế vị
Để được thừa kế thế vị, người thừa kế phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, những người “thế vị” nhau phải là những người thuộc mối quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha, mẹ không được thế vị con).
Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).
Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ).
Thứ tư, trong mối quan hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người ở đời sau.
Thứ năm, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.
III. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG , ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Địa chỉ : Phòng 12A, chung cư Viện chiến lược và khoa học Bộ Công an, Nguyễn Chánh , Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com