Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam? - Cập nhật : 14/03/2016

NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU HAY ĐƯA RÁC THẢI VÀO VIỆT NAM?

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta dường như bị lợi dụng và biến tướng, trở thành nhập khẩu rác thải, biến Việt Nam trở thành bãi rác lớn nhất thế giới.

Câu chuyện của những toa tàu cũ hết hạn, những tụ máy phát điện chứa đầy chất độc nguy hại hay ụ nổi "sắt vụn" trị giá hàng tỉ đô là những minh chứng xác đáng. Phải chăng pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn quá nhẹ nhàng và nhiều lỗ hổng?

Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực từ 01/07/2016 đã quy định chi tiết hơn về tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm từ 1.000 kilôgam đến 3.000 kilôgam vào lãnh thổ Việt Nam;

b) Đưa chất thải khác từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam vào lãnh thổ Việt Nam.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm có khối lượng từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam;

c) Chất thải khác có khối lượng từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm có khối lượng 5.000 kilôgam trở lên;

b) Chất thải khác có khối lượng 300.000 kilôgam trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 01 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm."

Như vậy, so với BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì Bộ luật Hình sự 2015 đã mở rộng đối tượng phạm tội là pháp nhân thương mại, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tính chất răn đe, phòng ngừa của pháp luật hình sự.

-ĐT-

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  •  Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn
  • Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn

    Thực phẩm bẩn là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Theo số liệu 9/12/2015 của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố, trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc...
  • Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính
  • Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính

    Theo quy định điều 18, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam bắt đầu có hiệu từ ngày 1/7, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng. Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình và phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi... cũng có thể được áp dụng quyền này.
  • Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân
  • Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân

    Chương trình truyền hình mang tên 60 phút mở vừa qua của VTV với chủ đề: "Chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" dường như đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về nội dung kịch bản, về khách mời của ban tổ chức, và sâu xa hơn là tranh cãi về quyền công dân.
  • Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền
  • Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền

    Tràn ngập trang nhất của các tờ báo vài ngày nay là thông tin về vụ rò rỉ hồ sơ Panama - một công ty luật tại Panama nơi chứa những tài liệu mật về các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện.
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?

    Hiện nay, mức độ an toàn giao thông đô thị đang được dư luận quan tâm hàng đầu khi liên tiếp các vụ tai nạn chết người xảy ra. Có rất nhiều trường hợp, tài xế sau khi gây tai nạn giao thông thì bỏ trốn, không cấp cứu người bị nạn. Vậy, hành vi này bị xử lý như thế nào?
Hỗ trợ trực tuyến