PHẠM TỘI TRONG LÚC “NGÁO ĐÁ” VẪN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
“Ngáo đá”
Đây là trạng thái phổ biến, thường gặp khi con người sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lắc đặc biệt là ma túy. Khi rơi vào trạng thái này, con người ta có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Trong lúc “ngáo”, người đó có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại không hề nhận thức được mình đã làm những gì và rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Liệu “ngáo đá” có phải là mất năng lực hành vi dân sự”? Phạm tội khi này có thể coi là tình tiết giảm nhẹ hay không?

“Ngáo đá” không đồng nghĩa mất năng lực hành vi
Tuy là rơi vào tình trạng khó hoặc không thể nhận thức và điều khiển hành vi nhưng chính người “ngáo” là người đã tự đặt mình vào trạng thái đó. Bạn uống rượu bia hay dùng chất kích thích là bạn đã tự làm hạn chế năng lực hành vi của mình chứ không phải rượu bia làm bạn phạm tội. Người bị “ngáo” là hậu quả của hành vi chủ động, không vô thức khi bắt đầu sử dụng chất kích thích, do đó, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần và không có cơ sở đề nghị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Không có chuyện miễn giảm trách nhiệm hình sự
Pháp luật hình sự hiện hành cũng không coi việc say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác (ma túy, thuốc lắc...) là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghĩa là người phạm tội trong tình trạng say, "ngáo đá" cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như người bình thường.
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Không những vậy, trong nhiều trường hợp, đây còn là tình tiết tăng nặng đối một số tội phạm được quy định tại BLHS 2015 sửa đổi 2017: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267); Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272)...
Chưa kể đến việc nếu sử dụng các chất kích thích mạnh thuộc danh mục chất cấm như ma túy, thuốc lắc... còn có thể bị xử lý với tội danh sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254 BLHS) với khung hình phạt từ 1 đến 10 năm đồng thời bị xử lý hành chính từ 5 triệu đến 500 triệu đồng.
Vì vậy, hãy suy nghĩ cẩn trọng trước khi sử dụng các chất kích thích để tránh những hậu quả không mong muốn.
LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com
N.A