Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu - Cập nhật : 16/06/2016

PHÂN BIỆT THƯƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU

     Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
     Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
     Nhãn hiệu và thương hiệu có gì khác nhau? Các mối liên hệ giữa nhãn hiệu và thương hiệu? Làm sao để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu giống nhãn hiệu, nhãn hiệu khác thương hiệu….hay cả hai là một.
     Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Nâng niu bàn chân Việt” là đã nghĩ ngay đến Biti’s.
     Thứ hai: Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy.
Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.
     Thứ ba: Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
     Thứ tư: Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
     Thứ năm: Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

_HH_

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
  • Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

    Pháp luật quy định khi thành lập doanh nghiệp và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của mình.
  • Xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối
  • Xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những việc quan trọng với doanh nghiệp khi muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi phản hồi đơn, xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối.
  • Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh chóng và uy tín
  • Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh chóng và uy tín

    Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, Luật Hải Nguyễn và Cộng sự có đủ năng lực để cung cấp cho các khách hàng dịch vụ Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh chóng và uy tín.
  • Ý nghĩa của sở hữu công nghiệp với doanh nghiệp
  • Ý nghĩa của sở hữu công nghiệp với doanh nghiệp

    Theo quy định của pháp luật, với các doanh nghiệp việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.
  • Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
  • Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

    Quyền sở hữu công nghiệp là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo
Hỗ trợ trực tuyến