Pháp luật cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam - Cập nhật : 04/07/2017

                                                        PHÁP LUẬT VỀ CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật nhà ở năm 2014
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP

- Luật công chứng năm 2014

Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản

II. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỂ CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM
Về điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần có để Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước, Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015 quy định, Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị, đồng thời có dấu kiểm chứng nhập cảnh của các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
Trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước và kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp cá nhân nước ngoài, hộ chiếu phải còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước.
Trường hợp tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng có đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết những giao dịch về nhà ở.
III. SỐ LƯỢNG VÀ HÌNH THỨC NHÀ Ở ĐƯỢC SỞ HỮU
Các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% trong tổng số căn hộ của 1 tòa nhà chung cư. Nếu như trong đơn vị hành chính cấp phường có nhiều chung cư, họ chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà và không quá 30% trong tổng số căn hộ của tất cả các chung cư này.
Với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án nhà ở thương mại, các nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu số lượng cụ thể như sau:
+ Đối với trường hợp chỉ có 1 dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc bằng 2.500 căn, họ chỉ được sở hữu không quá 10% (tương đương với 250 căn) trong tổng số lượng nhà ở tại dự án đó.
+ Đối với trường hợp có từ 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong những dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn, họ cũng chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở tại mỗi dự án.
IV. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Việc thanh toán tiền thuê, mua bán nhà ở có thể sử dụng tiền mặt hoặc thực hiện thông qua tổ chức tín dụng theo sự thoả thuận giữa các bên ghi nhận trong hợp đồng.
Đối với việc thanh toán tiền thuê mua, mua bán, nhà ở qua tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức nước ngoài, Việt kiều và việc chuyển tiền cho thuê mua, bán nhà ở ra nước ngoài của những đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra hướng dẫn cụ thể.
V. THỜI HẠN SỞ HỮU NHÀ
Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định cho người nước ngoài tối đa là 50 năm.
VI. QUYỀN MUA BÁN NHÀ
Luật Nhà ở năm 2014 quy định, cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn đối với tổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa sẽ không vượt quá thời hạn trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà cá nhân, tổ chức nước ngoài tặng cho hoặc bán nhà ở thì người được tặng cho, người mua được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
Nếu bên nhận tặng cho, bên mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình Việt kiều hay trong nước thì họ sẽ được sở hữu nhà ở lâu dài ổn định.
Nếu bên bên nhận tặng cho, bên mua là cá nhân, tổ chức nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được quyền sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Sau khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
VII. HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Điều 6, Luật Công chứng quy định: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt”. Do đó, cá nhân, tổ chức nước ngoài nếu không thông thạo tiếng Việt thì họ cần phải có người phiên dịch. Người phiên dịch sẽ do bên yêu cầu công chứng mời, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Trường hợp giao dịch nhà ở thông qua doanh nghiệp bất động sản, có thể áp dụng theo mẫu được quy định trong Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Những mẫu hợp đồng này có thể lập song ngữ và để bảo đảm tính pháp lý thì nên có người phiên dịch.

VIII. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG , ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

- TUYẾT MAI -

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư
  • Cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư

    Hiện nay, nhu cầu về nhà ở chung cư đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để đảm bảo quyền sở hữu đối với căn hộ chung cư của mình, sau khi nhận mua căn hộ chung cư, chủ sở hữu cần làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư
  • Cấp sổ đỏ lần đầu khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất
  • Cấp sổ đỏ lần đầu khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tuy nhiên khi thực hiện trên thực tế vẫn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Trong các trường hợp xin cấp sổ đỏ lần đầu, có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ là điều kiện để người dân dễ dàng thực hiện được thủ tục cấp sổ dễ dàng nhất. Dưới đây là toàn bộ các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất để...
  • Thủ tục cấp sổ đỏ cho tổ chức đang sử dụng đất
  • Thủ tục cấp sổ đỏ cho tổ chức đang sử dụng đất

    Việc cấp sổ đỏ cho tổ chức sử dụng đất đã được Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đang là vấn đề mà các tổ chức đang sử dụng đất quan tâm. Vậy thủ tục cấp sổ đỏ cho tổ chức theo quy định của pháp luật cần những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Trong bài viết này, luật Hải Nguyễn đưa ra những quy định của pháp luật hiện hành để làm rõ vấn đề cấp sổ đỏ cho tổ chức đang sử...
  •  Cấp sổ đỏ khi không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Cấp sổ đỏ khi không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

    Hiện nay có nhiều hộ gia đình, cá nhân đã và đang sử dụng đất nhưng không có giấy tờ gì về đất theo quy định của luật Đất đai. Vậy đối với những trường hợp này có được cấp sổ đỏ hay không, pháp luật quy định như thế nào là câu hỏi mà nhiều người dân đang quan tâm. Trong bài viết này luật Hải nguyễn xin đi vào phân tích các quy định của pháp luật về vấn đề này.
  • Làm thế nào để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở?
  • Làm thế nào để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở?

    Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều gia đình có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở. Vậy trình tự, thủ tục như thế nào? Chi phí là bao nhiêu?...là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Thông qua bài viết này, chúng tôi xin đưa các căn cứ pháp lý cũng như trình tự, thủ tục để mọi người có thể dễ dàng thực hiện khi có nhu cầu.
  • Chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành

    Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của luật Đất Đai cũng như các văn bản hướng dẫn, chuyển mục đích sử dụng đất cần lưu ý các vấn đề sau
  • Thủ tục xóa nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thủ tục xóa nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    ​Trong thực tế, nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa có đủ khả năng chi trả nghĩa vụ tài chính thì được ghi nhận nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 16 nghị định 45/2014/NĐ- CP. Để có thể thực hiện chuyển nhượng, tặng cho... thì chủ sử dụng quyền sử dụng đất phải tiến hành xóa...
  • Trình tự, thủ tục xin công văn tách thửa
  • Trình tự, thủ tục xin công văn tách thửa

    Muốn tách thửa, chủ sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, thể hiện qua Công văn cho phép tách thửa. Sau khi đã được cấp Công văn cho phép tách thửa, người sử dụng đất có thể thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ trực tuyến