Phát hiện tài sản quý trong lòng đất, quyền sở hữu thuộc về ai? - Cập nhật : 20/06/2016

                               PHÁT HIỆN TÀI SẢN QUÝ TRONG LÒNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU THUỘC VỀ AI?


Hiện nay, việc phát hiện tài sản quý trong lòng đất thuộc phần đất của gia đình mình không phải là hiếm. Và câu hỏi đặt ra là, khi phát hiện tài sản quý, có giá trị trong lòng đất đó, thì quyền sở hữu sẽ thuộc về ai?
Tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, các tài nguyên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Để cụ thể hóa quy định này, tại điều 200 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng nêu rõ tài nguyên trong lòng đất thuộc sở hữu nhà nước
Để bảo đảm lợi ích cho người dân theo điều 240 Bộ luật dân sự, việc xác lập quyền sở hữu với vật chôn giấu, chìm đắm mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản sẽ được giải quyết theo hai hướng.
Nếu vật tìm thấy là di tích lịch sử hoặc văn hóa thì người tìm thấy sẽ được thưởng theo quy định của pháp luật.
Nếu vật không phải là di tích lịch sử, văn hóa mà có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy.
Nếu vật có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu thì người tìm thấy sẽ được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định; phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước
Cần lưu ý đó là: Nếu như vô tình đào được tài nguyên, đá quý, của cải… thì người dân phải báo ngay cơ quan có thẩm quyền gần nhất như UBND xã, phường được biết để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, giám định tránh việc tẩu tán tài sản, đá quý.
Như vậy, nếu phát hiện ra các hiện vật là tài sản như vàng, kim cương, đá quý…trong phần đất thuộc sở hữu của gia đình mình. Thì người dân không được tự ý tiêu thụ và phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết. Tài sản đó thuộc phần sở hữu của nhà nước tuy nhiên người phát hiện vẫn được hưởng những quyền lợi về vật chất tùy thuộc vào giá trị của tài sản được phát hiện.

_M.Y_

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Xác nhận đất không có tranh chấp
  • Xác nhận đất không có tranh chấp

    Khi thực hiện các giao dịch mua bán hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên mua thường yêu cầu bên bán chứng minh đất đai hiện không có tranh chấp, không vị phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã nơi cùng với hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chủ đất.
  • Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai
  • Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai

    Hiện nay, nhu cầu về khai thác các thông tin về đất đai của tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiều mục đích khác nhau và việc khai thác các thông tin về đất đai của tổ chức, cá nhân được quy định tại Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-C, Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể khai thác thông tin về thửa đất của mình:
  • Quy định hiện hành về khiếu nại đất đai      
  • Quy định hiện hành về khiếu nại đất đai      

    Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xết lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở
  • Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở

    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà hà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân thì vẫn phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai
  • Giải quyết tranh chấp đất đai

    Luật Hải Nguyễn và Cộng sự chuyên tư vấn luật đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai: tranh chấp lối đi chung, tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai, tranh chấp về thừa kế đất đai; tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

    Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Trình tự, thủ tục giao rừng
  • Trình tự, thủ tục giao rừng

    Theo quy định tại Khoản 1 Mục II Thông tư 38/2007/TT-BNN, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn cấp xã nơi có rừng có thể được giao các loại rừng sau:Rừng phòng hộ phân tán; Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng.
Hỗ trợ trực tuyến