ROBOT CÓ LÀ CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ KHÔNG?
Thế giới văn minh cùng với khoa học kĩ thuật rất phát triển ngày nay đã tạo nên kỷ nguyên Robot, thời đại của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và robot trong xã hội loài người. Khoa học đã tạo ra những con robot y như người thật, có thể làm mọi việc y như người thật. Một câu hỏi được đặt ra là Robot có là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không?
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Bộ luật dân sự 2015.
II.NỘI DUNG TƯ VẤN
Chủ thế của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự. Trong đó về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân thì pháp đáp ứng được điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Điều này được quy định theo Điều 16 Bộ luật dân sự 2015:
"1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết."

Vậy một cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khi mà cá nhân đó có khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Ở đây, Robot là một cỗ máy đã được lập trình để thực hiện các hoạt động nhất định mà con người muốn nó làm. Vì vậy, Robot không có khả năng để có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự ở đây đã được quy định cụ thể ngay tại Điều 17 Bộ luật dân sự 2015:
"Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.”
Ở đây, Robot được con người sản xuất ra, chế tạo ra và phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của con người. Khi con người yêu cầu Robot làm gì thì nó sẽ làm cái đó. Robot lúc này chỉ được xem như là một loại tài sản bình thường thuộc sở hữu của người nào mà đã mua nó về sau khi nó được sản xuất. Hơn nữa, Robot cũng không có quyền nhân thân, quyền sở hữu đối với bất kể một tài sản nào mà chính bản thân nó còn là một vật thuộc sở hữu của người khác và đặc biệt nó cũng không có khả năng tham gia vào các quan hệ dân sự. Robot chỉ là một vật vô tri, vô giác được chế tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy, nó chỉ có thể được xem như là một loại tài sản. Không thể nào chúng ta có thể xem Robot như là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
III. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com
-T.M-