THẾ NÀO LÀ KẾT HÔN TRONG PHẠM VI 3 ĐỜI ?
Việc chọn vợ, chọn chồng là quyền tự do của mỗi cá nhân, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc kết hôn phải đảm bảo những điều kiện nằm trong khuôn khổ pháp luật, nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích chung của xã hội và đất nước.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, một số trường hợp không được kết hôn bao gồm: " Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"
Khoản 18 Điều 13 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích về những người có họ trong phạm vi ba đời như sau: "Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba".
Việc cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời là dựa trên cơ sở khoa học, nhằm tránh hiện tượng kết hôn cận huyết, ảnh hưởng tới các thế hệ sau này. Bên cạnh đó, ngoài những quy định của pháp luật, các trường hợp cấm kết hôn nói trên cũng là thuận theo văn hoá phương đông, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta.
-ĐT-