Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai - Cập nhật : 20/06/2016

                                                 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
• Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
• Thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
–  Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
• Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự  thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết  theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Xác nhận đất không có tranh chấp
  • Xác nhận đất không có tranh chấp

    Khi thực hiện các giao dịch mua bán hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên mua thường yêu cầu bên bán chứng minh đất đai hiện không có tranh chấp, không vị phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã nơi cùng với hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chủ đất.
  • Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai
  • Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai

    Hiện nay, nhu cầu về khai thác các thông tin về đất đai của tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiều mục đích khác nhau và việc khai thác các thông tin về đất đai của tổ chức, cá nhân được quy định tại Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-C, Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể khai thác thông tin về thửa đất của mình:
  • Quy định hiện hành về khiếu nại đất đai      
  • Quy định hiện hành về khiếu nại đất đai      

    Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xết lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở
  • Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở

    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà hà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân thì vẫn phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai
  • Giải quyết tranh chấp đất đai

    Luật Hải Nguyễn và Cộng sự chuyên tư vấn luật đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai: tranh chấp lối đi chung, tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai, tranh chấp về thừa kế đất đai; tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng
  • Trình tự, thủ tục giao rừng
  • Trình tự, thủ tục giao rừng

    Theo quy định tại Khoản 1 Mục II Thông tư 38/2007/TT-BNN, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn cấp xã nơi có rừng có thể được giao các loại rừng sau:Rừng phòng hộ phân tán; Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng.
Hỗ trợ trực tuyến