Vụ rò rỉ hồ sơ Panama - nhìn lại tội phạm rửa tiền - Cập nhật : 06/04/2016

VỤ RÒ RỈ HỒ SƠ PANAMA  - NHÌN LẠI TỘI PHẠM RỬA TIỀN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Tràn ngập trang nhất của các tờ báo vài ngày nay là thông tin về vụ rò rỉ hồ sơ Panama - một công ty luật tại Panama nơi chứa những tài liệu mật về các hoạt động trốn thuế cũng như rửa tiền mà những công ty ma trên khắp thế giới thực hiện.

Những công ty ma này núp dưới hình dạng của một doanh nghiệp hợp pháp nhưng không có hoạt động gì ngoài quản lý tiền nhưng che đậy thân phận của người sở hữu. Tuy nhiên, trụ sở của những công ty ma thường đặt ở những nơi nhà chức trách khó tìm ra chủ sở hữu trong trường hợp họ muốn. Các hoạt động rửa tiền thực chất là hợp thức hóa những khoản tiền phi pháp. Nó giúp việc sử dụng chúng không bị giám sát, khiến bại lộ các hành vi phi pháp. Khi tham nhũng, một chính trị gia cần rửa số tiền bẩn để không bị lộ. Nó sẽ được chuyển tới một công ty con của trung tâm tài chính nước ngoài. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản không ghi tên thuộc sở hữu của công ty ma mà không ai có thể truy tìm nguồn gốc. Từ tài khoản này, số tiền có thể được dùng hợp pháp trên khắp thế giới.

Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ 01/07/2016) đã quy định chi tiết, cụ thể hơn và tăng khung hình phạt đối với tội rửa tiền. Cụ thể:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Như vậy, ngay cả những chính trị gia, thậm chí nguyên thủ quốc gia cũng tham gia vào mạng lưới phạm pháp này. Ai sẽ là người đứng lên cất tiếng nói thay người dân đây?

-ĐT-

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  •  Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn
  • Thứ tội phạm mang tên thực phẩm bẩn

    Thực phẩm bẩn là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Theo số liệu 9/12/2015 của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố, trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc...
  • Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính
  • Buồng giam đối với người chuyển giới, đồng tính

    Theo quy định điều 18, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam bắt đầu có hiệu từ ngày 1/7, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng. Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình và phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi... cũng có thể được áp dụng quyền này.
  • Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân
  • Câu chuyện 60 phút mở và suy nghĩ về quyền công dân

    Chương trình truyền hình mang tên 60 phút mở vừa qua của VTV với chủ đề: "Chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" dường như đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về nội dung kịch bản, về khách mời của ban tổ chức, và sâu xa hơn là tranh cãi về quyền công dân.
  • Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam?
  • Nhập khẩu phế liệu hay đưa rác thải vào Việt Nam?

    Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta dường như bị lợi dụng và biến tướng, trở thành nhập khẩu rác thải, biến Việt Nam trở thành bãi rác lớn nhất thế giới.
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?
  • Gây tai nạn rồi bỏ trốn, xử lý như thế nào?

    Hiện nay, mức độ an toàn giao thông đô thị đang được dư luận quan tâm hàng đầu khi liên tiếp các vụ tai nạn chết người xảy ra. Có rất nhiều trường hợp, tài xế sau khi gây tai nạn giao thông thì bỏ trốn, không cấp cứu người bị nạn. Vậy, hành vi này bị xử lý như thế nào?
Hỗ trợ trực tuyến