XEM XÉT LỖI KHI CHIA TÀI SẢN DO LY HÔN

Các nhà khoa học pháp lý cho rằng ly hôn là một quyền cơ bản và không hướng đến lỗi của các bên trong cuộc hôn nhân mà chỉ tính đến đời sống hôn nhân. Đó được nhiều người xem là một thành tựu pháp lý - một sự tiến bộ đến vượt trội. Nhưng dường như men say chiến thắng đã khiến các nhà lập pháp đã xa rời thực tế và dẫn đến thực trạng bất cập trong nhiều năm. Cho đến khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực.... Một trang sử mới trong chế định ly hôn được mở ra.
Điểm d, khoản 2, điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
"2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng."
Như vậy, theo tinh thần của quy định này thì những trường hợp như ngoại tình, bạo hành,... thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xem xét để giảm mức tái sản được chia. Chưa xem xét đến những khái niệm học thuật khô khan thì đây lã là một bước tiến lớn, đưa pháp luật gần gũi hơn với đời sống. Sẽ không có chuyện người chồng đi ngoại tình, mặc sức phá tán tài sản, hành hạ vợ con sẽ được hưởng phần tài sản bằng với vợ nữa. Đó là một nguyên tắc tất yếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Cuộc hôn nhân tan vỡ do lỗi của mỗi người thì người đó phải có trách nhiệm vì lỗi của mình. Nhưng khi cuộc hôn nhân tan vỡ thì chỉ còn yếu tố con cái hoặc tiền bạc là nội dung cuối cùng có thể ràng buộc người có lỗi. Vì vậy, quy định nêu trên là rất tiến bộ. Về lâu dài, hiệu ứng xã hội sẽ lớn dần và là một biện pháp răn đe hiệu quả bên cạnh xử lý vi phạm hành chính.
Quay trở lại những lý thuyết về quyền ly hôn của con người. Ta tìm hiểu xem thực tiễn có mâu thuẫn với lý thuyết không. Liệu rằng quy định trên có phải là đã đưa yếu tố lỗi vào quyền ly hôn không. Xin thưa: Không. Đơn giản thôi vì việc chia tài sản không ảnh hưởng đến quyền ly hôn mà nó chỉ được thực hiện khi quyền ly hôn đã được thực hiện. Và vì vậy, tất cả những ý kiến chỉ trích quy định này trở nên vô nghĩa.
Nhưng cũng không vội mừng quá sớm cho chúng ta khi mà quy định trên vẫn chưa có hướng dẫn, và trong thời gian ấy, tòa án vẫn chưa mạnh dạn đưa ra những phán quyết dựa trên cơ sở của quy định này. Cũng khó trách thẩm phán được, vì họ có một chiếc ghế, họ có một nồi cơm....
Nhưng cần phải thay đổi toàn diện, trước mắt là hướng dẫn thi hành, xét xử và lâu dài là làm một chiếc ghế vững chắc hơn, cung cấp một nồi cơm đầy đủ hơn,....
-ĐP-