Ấu dâm- Tội ác khiến cả xã hội phẫn nộ! - Cập nhật : 08/02/2017

ẤU DÂM-TỘI ÁC CẢ XÃ HỘI PHẪN NỘ

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói :“Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là mầm sống của cả đất nước, là tương lai của xã hội,là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục cả về đời sống vật chất và tinh thần. Trẻ em vốn là những tờ giấy trắng, những sinh linh nhỏ bé không có sức chống cự và cần bảo vệ bởi gia đình, xã hội.  Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động hiện nay là có nhiều trẻ em đã  bị những kẻ ấu dâm lạm dụng, để phục vụ cho những thú vui biến thái , bệnh hoạn. Vậy, phải làm sao để giúp con trẻ đi qua thời thơ ấu tươi đẹp, vô tư một cách an toàn? Các bậc làm cha,làm mẹ nên có những biện pháp cấp thiết để giáo dục và bảo vệ con mình trước những kẻ bệnh hoạn đang ẩn mình đâu đó ngoài kia .
1.Thế nào là “ấu dâm”:
Ở Việt Nam pháp luật hình sự không đề cập tới từ ấu dâm. Từ "ấu dâm" là do dịch thuật hoặc có thể do cách gọi của nước ngoài. Các hành vi đó được gọi chung là hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Xâm hại tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra ở bất kì nền văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, thể chế chính trị nào.
Hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ không chỉ gây tổn thương cơ thể và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng rất lâu dài về sau này. Những hậu quả lâu dài của xâm hại tình dục ở trẻ em biểu hiện từ nhẹ cho đến những rối loạn rất nặng nề không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà con liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập gia đình và xã hội cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.
2. Thực trạng của vấn nạn “ấu dâm” tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng về số lượng, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an, năm 2010 đã xảy ra 867 vụ với 923 đối tượng gây án; năm 2011 xảy ra 940 vụ, 1.025 đối tượng; năm 2012 xảy ra 1.029 vụ, 1.278 đối tượng; năm 2013 xảy ra 1.326 vụ, 1.407 đối tượng.
Trong năm 2014, toàn quốc đã phát hiện 1.885 vụ xâm hại trẻ em, gồm 2.073 đối tượng gây án. Có 1.931 trẻ em bị xâm hại (281 nam và 1.650 nữ), trong đó có 1.544 vụ (chiếm hơn 80%) liên quan tới vấn đề xâm hại tình dục trẻ em.
Trong giai đoạn 2008 – 2013, các cơ quan tư pháp đã xét xử sơ thẩm 8.772 vụ với 10.265 bị cáo, trong đó các vụ án hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em. Nạn nhân của các vụ án xâm phạm tình dục là trẻ em chiếm tỷ lệ lớn (6.929 vụ với 7.563 bị cáo, chiếm 78,99% số vụ).
Đáng nói hơn, 93% nạn nhân quen kẻ xâm hại mình, trong đó có 47% kẻ xâm hại đến từ họ hàng, gia đình. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ...

 

Hậu quả của xâm hại tình dục ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Về thể chất, những hậu quả có thể thấy được ngay ở trẻ em nhỏ như chảy máu nặng do rách âm đạo - trực tràng, các tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như HIV, Giang mai, viêm gan....). Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai được phát hiện muộn không phải là hiếm gặp.
Về sức khỏe tinh thần, trẻ em bị có thể biểu hiện những rối loạn hành vi cũng như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Những biểu hiện thường gặp bao gồm như thơ ấu hóa, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng xử cũng như khả năng học tập ở trường, tính cách dễ bùng nổ hoặc co mình lại không tham gia vào các hoạt động đoàn thể hay xã hội...
Tùy thuộc vào mức độ của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực.
Về mức độ ảnh hưởng tâm lý lâu dài, trẻ em từng là nạn nhân bị xâm hại tình dục, có nguy cơ bị tự tử, uống thuốc quá liều, bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, các thuốc kích thích...), các bệnh tâm lý tâm thần cao hơn nhiều so với các trẻ khác.
Ấu dâm thực sự là một tội ác tày trời, khiến cả xã hội phẫn nộ!
3. Pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hành vi“Ấu dâm”
Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 không đề cập tới từ “ấu dâm”, nhưng có đầy đủ các quy định để răn đe, ngăn chặn và xử lý đối với tất cả các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục với trẻ em.
Bộ luật hình sự hiện hành có đầy đủ các điều luật để xử lý các hành vi liên quan xâm hại tình dục trẻ như sau: Tội hiếp dâm trẻ em - có khung hình phạt cao nhất là tử hình; Tội cưỡng dâm trẻ em - khung hình phạt cao nhất là tù chung thân; Tội giao cấu với trẻ em - khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù; Tội dâm ô trẻ em- khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù.
Với các tội danh này,  Bộ luật hình sự hiện tại chỉ chủ yếu tập trung vào các hành vi giao cấu với trẻ em,  còn các hành vi xâm hại khác sẽ chuyển sang tội dâm ô. Theo đó, pháp luật Việt Nam về các hành vi liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em  hay quấy rối tình dục còn sơ sài, theo quy định hiện nay thì quấy rối mới chỉ ở mức phạt vi phạm hành chính, hoàn toàn chưa đủ sức răn đe và ngăn chặn triệt để vấn nạn ấu dâm đang hoành hành tại xã hội Việt Nam.
4. Hoàn thiện chế tài pháp luật Việt Nam đối với vấn nạn “ấu dâm”
4.1. Trong Bộ luật hình sự năm 2015
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, được bổ sung thêm 2 tội danh nữa nhằm bảo vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại tình dục. Điều 145. Đó là điều 145, Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.Với quy định này, hành vi quan hệ tình dục không chỉ hiểu theo cách giữa bộ phân sinh dục với nhau mà các hành vi có tính chất bệnh hoạn như dùng tay, chân, quan hệ tình dục trái với chức năng các bộ phận trên cơ thể... cũng sẽ bị xử lý.
Tiếp đó, cũng cần Mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu”. Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện có 10 tội liên quan đến định nghĩa “giao cấu”, tuy nhiên khi nạn nhân là trẻ em nam hoặc nam giới nói chung bị “giao cấu trái ý muốn”, thì các cơ quan chức năng chỉ xử lý được một hành vi đó là “Dâm ô trẻ em” theo Điều 116 – Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù. Bởi “giao cấu” vẫn được hiểu là “sự cọ sát dương vật vào bộ phận sinh dục người phụ nữ…”. Tức là, chủ thể phạm tội hiếp dâm chỉ có thể thuộc giới tính nam và nạn nhân thuộc giới tính nữ. Điều này vô hình chung đã khiến trẻ em nam không được bảo vệ trước tội phạm xâm hại tình dục.
Việc xử lý hình sự hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em nam trong những năm vừa qua, còn một số vướng mắc. Trừ tội hiếp dâm trẻ em đã được quy định rất rõ tại Khoản 4 Điều 112 “Mọi trường hợp giao cấu vởi trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em”. Do điều luật này không hề quy định là giao cấu với trẻ em nữ hay trẻ em nam, vì vậy, trong trường hợp giao cấu với trẻ em nam chưa đủ 13 tuổi thì vẫn có thể truy cứu vào tội hiếp dâm. Còn các tội khác, như cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em còn có cách hiểu không thống nhất liên quan đến khái niệm “giao cấu”. Hiện nay, vẫn chưa có giải thích chính thức, hướng dẫn cụ thể thế nào là “giao cấu”, gây ra lung túng trong quá trình áp dụng. Thực tế đó đã làm cho mọi người nghĩ rằng trẻ em nam đang không được bảo vệ trước các tội phạm xâm hại tình dục cũng là điều dễ hiểu.
Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục đối với cả trẻ em (và người lớn nói chung), phù hợp với thực tế (những năm gần đây, cách thức giao cấu khá đa dạng, đặc biệt là trong quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính), Dự thảo Bộ luật Hình sự lần này đã có một số sửa đổi, bổ sung rất cơ bản. Trong đó có việc mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu”. Cụ thể là ngoài hành vi giao cấu, các Điều 140, 141, 142, 143 và 144 Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã bổ sung thêm trường hợp “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác mà không được sự đồng ý của nạn nhân” cũng coi là thực hiện các tội phạm này.
Ngoài việc mở rộng nội hàm khái niệm “giao cấu” trong hầu hết các điều thuộc nhóm tội phạm tình dục, Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) còn bổ sung thêm một tội mới nhằm bảo vệ tốt hơn quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em cả trai và gái. Đó là tội khiêu dâm trẻ em. Tại Khoản 1, Điều 146 – Tội khiêu dâm trẻ em quy định: Người nào đã thành niên mà sử dụng trẻ em tham gia hoặc thực hiện các hành vi khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
4.2. Hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Để bảo vệ tốt hơn nhất quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em trai và trẻ em gái, nếu chỉ sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự như vậy là chưa đủ mà cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Cụ thể là cần bổ sung vào Điều 110 Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định “bị hại của các tội xâm phạm tình dục là trẻ em” có luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý “chỉ định” để bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nếu người đại diện theo pháp luật của người bị hại không mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại.


Vì hiện nay các bậc cha mẹ có con bị xâm phạm tình dục đang gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tố cáo hành vi xâm phạm tình dục con mình, càng khó khăn hơn để được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra và truy tố kẻ có hành vi xâm hại.
Có một thực tế là khi trẻ nhỏ bị xâm hại tình dục, ngoài những tổn thương về thân thể, hầu hết nạn nhân đều rơi vào trạng thái hoảng loạn. Khi cha mẹ các em biết thì phần nhiều còn đau đớn hoảng loạn hơn. Rồi định kiến xã hội làm cho họ cảm thấy xấu hổ, lo lắng cho tương lai của con nếu mọi người biết chuyện. Trải qua một thời gian đấu tranh tư tưởng, đến khi buộc nói ra, thì việc thu thập chứng cứ thường rất khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp là không thể. Có luật sư tư vấn ngay từ khi trẻ em bị xâm phạm tình dục, chẳng những giúp cho cha, mẹ nạn nhân bình tĩnh, ứng xử đúng pháp luật để bảo vệ tốt nhất con mình mà còn giúp cho quá trình điều tra, truy tố…giảm được các khó khăn không đáng có do tâm lý dao động, không hiểu biết pháp luật của cha, mẹ nạn nhân gây ra, vì vậy chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.

Từ vấn nạn ấu dâm đang ám ảnh toàn xã hội ,chúng tôi muốn nhắn nhủ quý  phụ huynh hãy thật nghiêm túc quan tâm đến việc bảo vệ con trẻ khỏi nạn xâm hại tình dục. Đồng thời truyền tải thông điệp xâm hại tình dục là một tội ác không thể dung thứ!

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về THƯƠNG MẠI, DOANH NGHIỆP, CÔNG CHỨNG,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 12A- Chung cư Viện Chiến Lược Bộ Công An, Đường Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  •  Phạm nhân được gửi tiền về nhà từ ngày 29/03/2018!
  • Phạm nhân được gửi tiền về nhà từ ngày 29/03/2018!

    Theo quy định mới tại thông tư 07/2018/TT-BCA,từ ngày 29/03/2018 phạm nhân được gửi tiền về nhà! Ngoài ra, quy định mới này cho phép phạm nhân được ăn bữa cơm với gia đình ở trại giam, được gặp vợ (chồng) tại phòng riêng. Đây là những chính sách nhằm khích lệ phạm nhân cải tạo tốt để trở về với cộng đồng, gia đình, người thân.
  • Bốn trường hợp được phép còng tay từ ngày 01/7/2018
  • Bốn trường hợp được phép còng tay từ ngày 01/7/2018

    Còng tay (hay còn gọi là khóa số 8) là một trong các công cụ hỗ trợ được quy định tại Điểm d Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.Theo đó,từ ngày 01/7/2018 (ngày có hiệu lực của Luật), bốn trường hợp được phép còng tay cụ thể như dưới đây.
  • Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo
  • Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo

    Án treo là một chế định pháp lý mà không phải pháp luật hình sự của quốc gia nào cũng có.Cũng có nhiều ý kiến đề nghị bỏ chế định này, vì đã có hình phạt cải tạo không giam giữ cũng tương tự như án treo. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, xem xét tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, Quốc hội đồng ý giữ lại chế định án treo. Đặc biệt, theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 65 Bộ luật...
  • Trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em
  • Trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em

    “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”-một khẩu hiệu đã vô cùng quen thuộc của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.Thế nhưng thực tiễn xã hội cho thấy tình trạng bạo hành trẻ, đặc biệt là trong các trường mầm non tư thục đang hoành hành, để lại những hậu quả vô cùng thương tâm cả về vất chất và tinh thần cho các bé, gây phẫn nộ trong dư luận. Vậy trách nhiệm hình sự đối với trường hợp...
  • Chơi bài online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Chơi bài online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Hiện nay có rất nhiều game đánh bài online với đủ các thể loại từ tiến lên, sâm lốc, domino, cá ngựa… tràn lan trên mạng cũng như điện thoại. Kể cả Zingplay, VNG… cũng đều có. Liệu chơi cờ bạc trên các game online này có bị coi là vi phạm pháp luật?
  • Vụ bé Nhật Linh: Giá trị pháp lý của chữ ký đề nghị tử hình nghi phạm
  • Vụ bé Nhật Linh: Giá trị pháp lý của chữ ký đề nghị tử hình nghi phạm

    Nhiều tuần qua, vụ án thương tâm của bé Lê Thị Nhật Linh tiếp tục thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bố mẹ em đang tập hợp chữ ký của cộng đồng cả trong và ngoài nước để đề nghị xét xử nghi phạm Yasumasa Shibuya với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Chữ ký có giá trị pháp lý nhất định khi thẩm phán xem xét mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo. Vậy giá trị pháp lý của chữ ký người dân đề...
Hỗ trợ trực tuyến