Chồng có thể dành quyền nuôi con (dưới 36 tháng tuổi) được không? - Cập nhật : 05/08/2017

CHỒNG MUỐN DÀNH QUYỀN NUÔI CON (DƯỚI 36 THÁNG TUỔI) ĐƯỢC KHÔNG?

Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Luật tố tụng dân sự 2015

1.Người chồng có thể giành quyền nuôi con ( dưới 36 tháng tuổi ) không?

Theo quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp đặc biệt người mẹ không để điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và cha mẹ có thỏa thuận khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.

Trong trường hợp người chồng muốn nhận nuôi con khi thấy người vợ không có đủ điều kiện để trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người chồng phải chứng minh được điều này và phải đưa ra được những bằng chứng xác thực.

2.Vậy người chồng cần chứng minh như thế nào?

Người chồng cần thu thập các chứng cứ để chứng minh người vợ không đủ điều kiện nuôi con, như hình ảnh, video clip, tài khoản ngân hàng,…

Chứng cứ quy định tại điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Cùng với đó là bạn chứng minh được bạn hoàn toàn có đủ khả năng để nuôi dưỡng con một cách tốt nhất

Vậy, tuy rằng con bạn dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu vợ bạn không đủ điều kiện để chăm sóc tốt nhất cho con thì bạn vẫn có thể giành quyền nuôi con.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

                                                                                                                                                                                                           _H.C_

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giành quyền nuôi con khi ly hôn
  • Giành quyền nuôi con khi ly hôn

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực. Đối với con, cha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sức khỏe, đời sống sinh hoạt, giáo dục, tương lai…. của con. Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ con được nuôi dưỡng và phát triển bình thường, pháp luật quy định cụ thể về quyền trực tiếp...
  • Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
  • Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

    khi không có đang ký két hôn thì Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng trong trường hợp này. Tuy nhiên, mặc dù không phát sinh các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng nhưng việc nam nữ chung sống như vợ chồng sẽ làm phát sinh các quan hệ về quyền, nghĩa vụ đối với con cái, tài sản theoLuật hôn nhân gia đình 2014.
  • Quyền thăm nom con cái khi ly hôn
  • Quyền thăm nom con cái khi ly hôn

    Khi vợ chồng ly hôn thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ huyết thống kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng tôn trọng, thực hiện đúng nghĩa vụ và vai trò của mình trong mối quan hệ này, phổ biến là tình trạng người nuôi con cố tình gây khó, ngăn cản người kia thăm nom và chăm sóc con chung
  • Mức cấp dưỡng
  • Mức cấp dưỡng

    Cấp dưỡng về bản chất nhằm đảm bảo quyền lợi của con. Xét trên lý thuyết, mức cấp dưỡng càng cao thì quyền lợi của đứa trẻ càng được bảo đảm. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm cân bằng với quyền lợi của người có trách nhiệm cấp dưỡng.
  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con
  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con

    Trường hợp tòa án có quyết định có hiệu lực về việc xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì vẫn có thể yêu cầu thay đổi khi có đủ căn cứ.
  • Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
  • Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
  • Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

    Cha, mẹ là những người có quan hệ huyết thống đối với con, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, đặc biệt đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bị hạn chế.
Hỗ trợ trực tuyến