Dịch bệnh Covit 19 có thuộc trường hợp bất khả kháng không ? - Cập nhật : 14/04/2020

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 thì “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Để được coi là sự kiện bất khả kháng thì cần phải đáp ứng được đầy đủ cả ba tiêu chí sau đây.

- Thứ nhất: Sự kiện xảy ra một cách khách quan: Là sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như động đất, sóng thần, lu lụt, thiên tai…

- Thứ hai: Không thể lường trước được: Có thể hiểu là trước khi sự kiện xảy ra, con người không thể biết trước được sự kiện sẽ xảy ra và xảy ra vào lúc nào và hậu quả khi xảy ra.

- Không thể khắc phục: Là việc khi sự kiện xảy ra, con người đã dùng mọi biện pháp, cách thức và khả năng cho phép của mình nhằm khắc phục hậu quả nhưng vẫn không thể khắc phục được do sự kiện khách quan mà không lường trước được.

Hiện nay, Bộ Y tế đã bổ sung dịch Covit-19 vào danh mục các bện truyền nhiễm nhóm A , theo đó đây là một loại bện truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Ngày 01/2/2020 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch. Ngày 11/3/2020 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã tuyên bố Covit-19 là đại dịch toàn cầu.

Với các diễn biến phức của dịch hiện nay, Bộ Y tế đã cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học để tránh dịch. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cũng khuyến cáo hạn chế tổ chức lễ hội, tránh tụ tập đông người… nhằm hạn chế sự lây lan, bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh. Ngoài ra, dịch Covit-19 còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Hậu quả của dịch bệnh chưa thể khắc phục mặc dù Chính phủ, Bộ Y tế và tòan dân đã áp dụng mọi biện pháp để chăn chặn dịch bệnh, và chúng ta cũng không thể lường trước được những hậu quả, thiệt hại mà dịch bệnh đem lại, và cũng chưa thể biết được khi nào dịch bệnh chấm dứt.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng rằng, dịch Covit-19 hiện nay được coi là sự kiện bất khả kháng.

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Chậm giao hàng do dịch bệnh
  • Chậm giao hàng do dịch bệnh

    Hiện nay, đại dịch Covit-19 đang diễn biến phức tạp, Chính phủ đã có những biện pháp mạnh tay để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, trong đó có việc hạn chế vận tải công cộng, đi lại của người dân… từ đó các chuyến hàng hóa thương mại cũng bị hạn chế việc vận chuyển, việc chậm trễ hoặc không thể vận chuyển được là điều khó tránh khỏi. Vậy trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm...
  • Chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn do dịch bệnh ?
  • Chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn do dịch bệnh ?

    Hiện nay diễn biến dịch bệnh Covit 19 ngày càng phức tạp, Chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp mạnh tay để phòng chống, ngăn chặn đại dịch này. Các quán ăn, hàng xá, quán cà phê, vũ trường, quán Bar… đều đồng loạt tạm dừng hoạt động, làm ăn thua lỗ, tuy nhiên tiền thuê mặt bằng của các cơ sở kinh doanh vẫn phải chi trả. Nếu bên thuê muốn chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn vì lý do dịch...
  • Sự khác nhau giữa khuyến mãi và khuyến mại
  • Sự khác nhau giữa khuyến mãi và khuyến mại

    Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao lúc người ta dùng khuyến mại, lúc người ta dùng khuyến mãi chưa. Liệu có sự khác biệt nào mang tính chất pháp lý giữa khuyến mãi và khuyến mại không.
  • Quyền ưu tiên của xe cứu hỏa
  • Quyền ưu tiên của xe cứu hỏa

    Những ngày gần đây, vụ tai nạn khi một chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 12 đang đi làm nhiệm vụ cấp cứu đi ngược chiều thì bị một chiếc xe khách chạy theo hướng ngược lại đâm trực diện, gây xôn xao dư luận đối với chế định pháp lý về quyền ưu tiên của xe cứu hỏa. Vậy thông qua trường hợp này, việc người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần chú ý gì...
  • Robot có là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không?
  • Robot có là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không?

    Thế giới văn minh cùng với khoa học kĩ thuật rất phát triển ngày nay đã tạo nên kỷ nguyên Robot,thời đại của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và robot trong xã hội loài người. Khoa học đã tạo ra những con robot y như người thật, có thể làm mọi việc y như người thật. Một câu hỏi được đặt ra là Robot có là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không?
  • Bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên!
  • Bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên!

    Đội mũ bảo hiểm là bảo vệ quyền lợi cho người tham gia giao thông, tránh một số trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên là một quy định rất quan trọng trong Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
  • So sánh Mất năng lực hành vi dân sự và Hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • So sánh Mất năng lực hành vi dân sự và Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Giao dịch của một cá nhân do chính cá nhân đó bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện, tuy nhiên có những trường hợp cá nhân không thể tự mình tham gia các giao dịch, mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự là 2 trong số những trường hợp như thế. Vậy giữa hai trường hợp này có những điểm gì giống và khác nhau?
Hỗ trợ trực tuyến