Dịch vụ chuyển nhượng dự án bất động sản - Cập nhật : 21/12/2016

DỊCH VỤ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Hiện nay rất nhiều chủ đầu tư của các dự án bất động sản đang gặp khó khăn về việc thiếu vốn, cơ sở vật chất, nhân lực … để thực hiện toàn bộ dự án. Do vậy, để đảm bảo đúng tiến độ của dự án, đảm bảo chất lượng của dự án, chủ đầu tư thường chuyển nhượng dự án bất động sản của mình cho một nhà đầu tư khác có đầy đủ tiềm lực để hoàn thành dự án. Tuy nhiên thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản không phải là thủ tục đơn giản. Để có thể chuyển nhượng dự án nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng các nhu cầu về thời gian, Luật Hải Nguyễn & Cộng Sự tư vấn như sau: Yêu cầu/Nguyên tắc chuyển nhượng dự án:
Điều 48 Luật kinh doanh bất động sản quy định rõ: “Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh” nhưng phải đảm bảo các yêu cầu/nguyên tắc sau đây:
– Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
– Không làm thay đổi nội dung của dự án;
– Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các điều kiện để chuyển nhượng dự án bất động sản:
Điều 49 Luật này cũng quy định rõ các Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, đó là:
“1. Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện sau đây:
a) Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
b) Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
c) Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
2. Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
3. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.”
Thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản:
1. Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng dự án đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng, trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết.
Trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hoàn thành việc bàn giao dự án.
Trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bất động sản là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư chuyển nhượng làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Để được tu vấn về trình tự thủ tục trên vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013;
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Luật kinh doanh bất động sản năm 2014;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014;
- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND thành phố Hà Nội ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội.

Doang nghiệp cá nhân có nhu cầu sang tên, chuyển nhượng dự án bất động sản liên hệ trực tiếp để tư vấn miễn phí:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

--------------------
Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)
Email: lamchuphapluat@gmail.com

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Một số quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
  • Một số quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

    Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó tại Điều 57 về đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo có quy định: “Đất tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định quy định của pháp luật về đất đai”. Vậy pháp luật về đất đai quy định như thế nào với đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo?
  • Thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế
  • Thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế

    Từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật xác định là một quyền, không ai có thể bị buộc phải nhận di sản, nếu không muốn. Vì thế, từ chối nhận di sản cũng được coi là quyền tự do ý chí của người thừa kế. Tuy nhiên việc từ chối nhận di sản thừa kế có bị pháp luật hạn chế về thời hạn hay không?
  • Sự khác nhau giữa di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực
  • Sự khác nhau giữa di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực

    Di chúc vô hiệu và Di chúc không có hiệu lực khi nhắc đến, thoạt đầu có vẻ là những khái niệm là giồng nhau vì chúng đều không có giá trị được sử dụng, nhưng sự thật là bản chất chúng khác nhau.Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ sự khác nhau giữa di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực.
  • Có thể sang tên sổ đỏ "Hộ gia đình" khi có một người phản đối không?
  • Có thể sang tên sổ đỏ "Hộ gia đình" khi có một người phản đối không?

    Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Vậy có thể sang tên sổ đỏ "Hộ gia đình" trong trường hợp có một người phản đối không?
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất thông qua một người được ủy quyền
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất thông qua một người được ủy quyền

    Việc mua bán đất bằng hợp đồng ủy quyền là việc một người thay mặt chủ sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng đất. Quyền này được quy định theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền. Vậy mức thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất thông qua một người được ủy quyền sẽ được tính như thế nào?
  • Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai
  • Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

    Đối với nhà ở hình thành trong tương lai cũng như nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện duy nhất dưới hình thức: chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
  • Miễn thuế khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
  • Miễn thuế khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

    Tài sản hình thành trong tương lai có thể hiều là loại tài sản tồn tại hoặc chưa tồn tại ở tại thời điểm giao dịch. Khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì pháp luật quy định phải chịu Thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, cá nhân sẽ được miễn thuế khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, cụ thể như...
  • Lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp
  • Lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp

    Nhiều người thắc mắc rằng trong trường hợp tài sản để lại thừa kế là nhà đất nhưng đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì Chủ sử dụng đất có quyền lập di chúc để lại thừa kế tài sản hay không?
Hỗ trợ trực tuyến