Điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam - Cập nhật : 02/02/2016

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài cũng là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nước ngoài nào cũng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 159, sở hữu theo hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 159 và đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 160 của Luật Nhà ở 2014.
1.Đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo quy định của khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài thuộc một trong những đối tượng sau thì được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
-         Thứ nhất, người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
-         Thứ hai, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2.Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dưới một trong những hình thức sau:
-         Thứ nhất. Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
-         Thứ hai. Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực đảm bảo quốc phòng an ninh theo quy định của chính phủ.
Như vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở gắn liền với các dự án đầu tư nhà ở thương mại mà không được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hay còn gọi là đất thổ cư.
3.Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài có dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án đó.
Ngoài ra, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì phải không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên viên về chi phí, thủ tục sang tên sổ đỏ ; tư vấn về mua bán đất đai cũng như các thủ tục về công chứng, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để đạt được hiệu quả nhanh nhất và tốt nhất!

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Một số quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
  • Một số quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

    Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó tại Điều 57 về đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo có quy định: “Đất tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định quy định của pháp luật về đất đai”. Vậy pháp luật về đất đai quy định như thế nào với đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo?
  • Thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế
  • Thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế

    Từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật xác định là một quyền, không ai có thể bị buộc phải nhận di sản, nếu không muốn. Vì thế, từ chối nhận di sản cũng được coi là quyền tự do ý chí của người thừa kế. Tuy nhiên việc từ chối nhận di sản thừa kế có bị pháp luật hạn chế về thời hạn hay không?
  • Sự khác nhau giữa di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực
  • Sự khác nhau giữa di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực

    Di chúc vô hiệu và Di chúc không có hiệu lực khi nhắc đến, thoạt đầu có vẻ là những khái niệm là giồng nhau vì chúng đều không có giá trị được sử dụng, nhưng sự thật là bản chất chúng khác nhau.Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ sự khác nhau giữa di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực.
  • Có thể sang tên sổ đỏ "Hộ gia đình" khi có một người phản đối không?
  • Có thể sang tên sổ đỏ "Hộ gia đình" khi có một người phản đối không?

    Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Vậy có thể sang tên sổ đỏ "Hộ gia đình" trong trường hợp có một người phản đối không?
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất thông qua một người được ủy quyền
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất thông qua một người được ủy quyền

    Việc mua bán đất bằng hợp đồng ủy quyền là việc một người thay mặt chủ sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng đất. Quyền này được quy định theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền. Vậy mức thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất thông qua một người được ủy quyền sẽ được tính như thế nào?
  • Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai
  • Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

    Đối với nhà ở hình thành trong tương lai cũng như nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện duy nhất dưới hình thức: chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
  • Miễn thuế khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
  • Miễn thuế khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

    Tài sản hình thành trong tương lai có thể hiều là loại tài sản tồn tại hoặc chưa tồn tại ở tại thời điểm giao dịch. Khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì pháp luật quy định phải chịu Thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, cá nhân sẽ được miễn thuế khi chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, cụ thể như...
  • Lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp
  • Lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp

    Nhiều người thắc mắc rằng trong trường hợp tài sản để lại thừa kế là nhà đất nhưng đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì Chủ sử dụng đất có quyền lập di chúc để lại thừa kế tài sản hay không?
Hỗ trợ trực tuyến