Pháp nhân thương mại có thể trở thành chủ thể của tội phạm ! - Cập nhật : 20/12/2016

Pháp nhân thương mại có thể trở thành chủ thể của tội phạm !

Bộ luật Hình sự trước đây quy định chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự, mà không có quy định về pháp nhân. Vì vậy, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao, tuy nhiên cơ chế xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại lại không đủ tính răn đe.Bộ Luật Hình sự năm 2015 ra đời, với rất nhiều điểm mới tiến bộ, đặc biệt là điểm mới về pháp nhân thương mại cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm là bước chuyển biến quan trọng, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thực tế xã hội Việt Nam.

I. Tính cấp thiết của vấn đề tội phạm hóa đối với hành vi của pháp nhân
Trong thời gian qua, bên cạnh những tác động tích cực trong việc phòng, chống tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009,  thì cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đã phát sinh những mặt trái, nổi lên là một số loại tội phạm do pháp nhân thực hiện như tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tội phạm môi trường... để lại những hậu quả xấu, gây thiệt hại rất nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sống của người dân nói riêng và sự phát triển ổn định trật tự - an ninh  của đất nước nói chung nhưng chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự như là một tội phạm.
Từ đó, những mặt hạn chế của Bộ luật Hình sự đã lộ ra. Thiết chế chủ thể của tội phạm chỉ là những cá nhân trên thực tế đã không còn phù hợp với nền kinh tế năng động hiện đại, bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường không ít tổ chức kinh tế - pháp nhân thương mại, vì chạy theo lợi nhuận cục bộ đã có sự thông đồng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm. Các hành vi vi phạm pháp luật mang tính chất tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện trong thời gian qua diễn ra ngày càng tăng như buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, môi trường, tài nguyên,… Đa số những trường hợp trên là do cơ quan lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân đó hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân thương mại với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có những trường hợp mang tính quốc tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh.
Tuy nhiên, chế tài xử phạt đối với pháp nhân thương mại có hành vi mang tính chất tội phạm lại chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại, lí do chỉ bởi đây không phải là chủ thể của tội phạm. Chính vì lẽ đó , các chế tài này đã không đủ sức răn đe, không đạt được hiệu quả cao trong hoạt động ngăn ngừa và phòng chống tội phạm. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều và ngược lại, nếu pháp luật nước ta chỉ áp dụng cơ chế xử phạt hành chính đối với pháp nhân vi phạm thì sẽ là bất công, bởi cùng hành vi vi phạm nghiêm trọng tương tự nhau mà doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thì bị xử lý hình sự theo pháp luật của nước sở tại, còn đối với doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước ta mà vi phạm thì chỉ bị xử phạt hành chính.
Từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta, Bộ luật hình sự năm 2015 đã ban hành những quy định về trách nhiệm hình sự  của pháp nhân thương mại, cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và  Hiến pháp năm 2013. Đây chính là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham những có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.


II. Những quy định mới trong Bộ luật Hình sự năm 2015 về  trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Đây được coi là một trong những bổ sung mới nhất, lớn nhất trong Bộ luật hình sự năm 2015,  các nhà lập pháp nước ta đã xây dựng riêng một chương mới - Chương XI: Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội , từ Điều 74 đến điều 89, bao gồm 16 điều.

Thứ nhất, về khái niệm, khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, quy định khái niệm tội phạm, trong đó bổ sung chủ thể là pháp nhân thương mại, theo đó khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi bị coi là tội phạm, xâm hại đến các giá trị, quan hệ xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ thì pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm, tức phải chịu trách nhiệm hình sự - hậu quả pháp lý bất lợi được biểu hiện cụ thể ở những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng, tước bỏ hay hạn chế các quyền và lợi ích của pháp nhân không bị bất kỳ sự cản trở nào. Pháp nhân đó phải tự mình gánh chịu trách nhiệm hình sự, không thể ủy thác hoặc chuyển cho một pháp nhân khác như cơ quan quản lý cấp trên hay cho một pháp nhân con của mình chịu thay được.
Thứ hai, về chủ thể, Điều 2 của Bộ luật hình sự quy định chế định này chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Thứ ba, về loại tội, Bộ luật (Điều 76) quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 31 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76 của BLHS (chiếm tỷ lệ 9,87%). Các tội danh này đều thuộc nhóm tội phạm về kinh tế và nhóm tội phạm về môi trường.
Thứ tư, về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Bộ luật (Điều 75) cũng quy định rõ 04 điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, bao gồm: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
  Thứ năm, về  hệ thống chế tài , áp dụng đối với pháp nhân phạm tội được quy định tại Điều 33 và Điều 46 của BLHS bao gồm ba hình phạt chính: phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ba hình phạt bổ sung bao gồm : cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính và 04 biện pháp tư pháp: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Như vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại sẽ được áp dụng thông qua một trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong hoạt động tố tụng. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng phải được thể hiện rõ ràng trong bản án hay quyết định của Tòa án và một pháp nhân thương mại cũng chỉ bị coi là có tội khi bị kết án bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án là cơ sở pháp lý khẳng định một pháp nhân thương mại có tội hay không, quy định các hình thức trách nhiệm hình sự mà pháp nhân đó phải gánh chịu. Bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được đưa ra thi hành và có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước cũng như mọi cá nhân và như vậy, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại sẽ được bảo đảm thi hành trên thực tế.

III. Ý nghĩa của các quy định pháp luật về pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm
Thứ nhất, quy định tạo ra sự bình đẳng và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế về pháp luật và tư pháp diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều công ước quốc tế về phòng, chống tội phạm như: Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước chống tham nhũng, Công ước chống rửa tiền.... Mặc dù khi tham gia các Công ước, đặc biệt là Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là Công ước TOC), tại Điều 10 của Công ước quy định, các quốc gia thành viên phải ban hành những biện pháp cần thiết phù hợp với những nguyên tắc pháp lý của nước mình, để xác định trách nhiệm pháp lý của pháp nhân trong việc thực hiện những hành vi phạm tội .  Hiện nay, trên thế giới có 120 nước đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân; việc nước ta quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là tạo ra sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân chính là việc nội luật hóa các Công ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
Thứ hai, đây là một nội dung quan trọng, làm thay đổi cơ bản chính sách hình sự truyền thống, bên cạnh nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, luật hình sự Việt Nam đã đặt ra TNHS đối với pháp nhân thương mại trong một số tội theo quy định của Bộ luật hình sự. Điều này, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về xử lý tội phạm trong tình hình hiện nay, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Thứ ba, việc bổ sung trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là cần thiết, giúp ngăn ngừa và phòng chống tội phạm thương mại, đặc biệt là tình trạng các cá nhân núp dưới bóng pháp nhân để tiến hành các họat động thương mại phi pháp, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân . Có những hành vi mà cả cá nhân và pháp nhân đều xâm phạm như: tội buôn bán người, tội rửa tiền, tội khủng bố, tội độc quyền, tội buôn lậu, tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… Thậm chí, có tội chỉ do pháp nhân thực hiện, như tội phạm về môi trường. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân sẽ giúp nhân dân rất nhiều trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao khả năng tiếp cận công lý của người dân; bởi vì số tiền tạm ứng án phí để khởi kiện pháp nhân lớn (thậm chí rất lớn) và nhân dân gặp khó khăn trong việc chứng minh tội phạm của pháp nhân và càng khó khăn hơn khi phải chứng minh thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nếu quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, thì các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sẽ phải làm rõ, chứng minh điều này. Việc xử lý hình sự đối với pháp nhân sẽ giúp ích nhiều cho việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự, đảm bảo phán quyết của Tòa án có đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội về cải cách tư pháp.
IV. Một số bất cập của quy định
Thứ nhất, là vấn đề về  xác định pháp nhân thương mại. Điều 75 Bộ luật Dân sự  năm 2015 quy định cụ thể về khái niệm và điều kiện của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, còn Bộ luật dân sự 2015 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2017 có quy định khái niệm pháp nhân thương mại phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, vấn đề đặt ra khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật thì căn cứ vào quy định nào để xác định pháp nhân có hành vi phạm tội có phải phải pháp nhân thương mại hay không để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, về hình phạt đối với pháp nhân phạm tội, tại khoản 1 Điều 33 của Bộ Luật hình sự năm 2015 qui định các hình phạt có thể áp dụng với pháp nhân phạm tội, gồm: phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Theo quan điểm của tác giả hình phạt “đình chỉ hoạt động vĩnh viễn” khi áp dụng vào thực tiễn sẽ phát sinh nhiều bất cập vì vĩnh viễn không hoạt động nữa thì pháp nhân sẽ chây ỳ trong khắc phục hậu quả và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, các cá nhân, pháp nhân có liên quan.
V. Đề xuất hương hướng hoàn thiện
Thứ nhất, cần quy định cụ thể về nguồn luật áp dụng do sự chênh lệch về hiệu lực giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015. Bên cạnh đó, khoảng thời gian 6 tháng trước khi Bộ luật Dân dự năm 2015 có hiệu lực, cần phải có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để xác định pháp nhân đó có phải pháp nhân thương mại không? Trình tự, thủ tục xử lý khi có pháp nhân thương mại phạm tội trong thời gian này.
Thứ hai, Bộ luật Hình sự cần bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi người lao động, người thứ ba tham gia giao dịch với pháp nhân, khi pháp nhân chịu hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Tóm lại, dù vẫn còn một số bất cập còn tồn đọng, nhưng các quy định về pháp nhân thương mại có thể là chủ thể của tội phạm là một bổ sung tiến bộ nhất, có tính cấp thiết nhất, có tính mới và quan trọng nhất.  Điều này mang lại hiệu quả rất lớn trong việc thắt chặt hành lang pháp lý trong thời kỳ kinh tế Việt Nam hội nhập như hiện nay.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Địa chỉ: Phòng 12A- Chung cư Viện Chiến Lược Bộ Công An, Đường Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  •  Phạm nhân được gửi tiền về nhà từ ngày 29/03/2018!
  • Phạm nhân được gửi tiền về nhà từ ngày 29/03/2018!

    Theo quy định mới tại thông tư 07/2018/TT-BCA,từ ngày 29/03/2018 phạm nhân được gửi tiền về nhà! Ngoài ra, quy định mới này cho phép phạm nhân được ăn bữa cơm với gia đình ở trại giam, được gặp vợ (chồng) tại phòng riêng. Đây là những chính sách nhằm khích lệ phạm nhân cải tạo tốt để trở về với cộng đồng, gia đình, người thân.
  • Bốn trường hợp được phép còng tay từ ngày 01/7/2018
  • Bốn trường hợp được phép còng tay từ ngày 01/7/2018

    Còng tay (hay còn gọi là khóa số 8) là một trong các công cụ hỗ trợ được quy định tại Điểm d Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.Theo đó,từ ngày 01/7/2018 (ngày có hiệu lực của Luật), bốn trường hợp được phép còng tay cụ thể như dưới đây.
  • Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo
  • Chống đối nhưng sau đó ăn năn hối cải vẫn được xem xét cho hưởng án treo

    Án treo là một chế định pháp lý mà không phải pháp luật hình sự của quốc gia nào cũng có.Cũng có nhiều ý kiến đề nghị bỏ chế định này, vì đã có hình phạt cải tạo không giam giữ cũng tương tự như án treo. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, xem xét tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, Quốc hội đồng ý giữ lại chế định án treo. Đặc biệt, theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 65 Bộ luật...
  • Trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em
  • Trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em

    “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”-một khẩu hiệu đã vô cùng quen thuộc của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.Thế nhưng thực tiễn xã hội cho thấy tình trạng bạo hành trẻ, đặc biệt là trong các trường mầm non tư thục đang hoành hành, để lại những hậu quả vô cùng thương tâm cả về vất chất và tinh thần cho các bé, gây phẫn nộ trong dư luận. Vậy trách nhiệm hình sự đối với trường hợp...
  • Chơi bài online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Chơi bài online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Hiện nay có rất nhiều game đánh bài online với đủ các thể loại từ tiến lên, sâm lốc, domino, cá ngựa… tràn lan trên mạng cũng như điện thoại. Kể cả Zingplay, VNG… cũng đều có. Liệu chơi cờ bạc trên các game online này có bị coi là vi phạm pháp luật?
  • Vụ bé Nhật Linh: Giá trị pháp lý của chữ ký đề nghị tử hình nghi phạm
  • Vụ bé Nhật Linh: Giá trị pháp lý của chữ ký đề nghị tử hình nghi phạm

    Nhiều tuần qua, vụ án thương tâm của bé Lê Thị Nhật Linh tiếp tục thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bố mẹ em đang tập hợp chữ ký của cộng đồng cả trong và ngoài nước để đề nghị xét xử nghi phạm Yasumasa Shibuya với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Chữ ký có giá trị pháp lý nhất định khi thẩm phán xem xét mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo. Vậy giá trị pháp lý của chữ ký người dân đề...
Hỗ trợ trực tuyến