Thủ tục xác định cha, mẹ, con - Cập nhật : 02/02/2016

XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON

          Việc xác định cha, mẹ cho con cũng như xác định con đối với cha mẹ không chỉ có ý nghĩa về mặt nhân thân mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng, hay phân định di sản thừa kế của người chết để lại. Việc xác định cha, mẹ, con dừng lại ở việc tất cả họ còn sống mà ngay cả khi một trong số họ đã chết thì những người còn lại hoàn toàn có quyền yêu cầu pháp luật xác định rõ cội nguồn huyết thống của mình. Hãy liên hệ 0973.509.636 (Ls. Hải) để được tư vấn chi tiết.

Liên hệ 0973.509.636 (Ls. Hải) để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN NHẬN CHA, MẸ CHO CON

1. Xác định cha, mẹ cho con như thế nào ?
Theo Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, thì việc xác định một người là cha, mẹ của đứa trẻ dựa trên những nguyên tắc sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

2. Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ con
Xác định con:
+)  Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
+)  Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Quyền nhận cha, mẹ:
+)  Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
+)  Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Quyền nhận con:
+)  Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
+) Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
+) Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

3. Thủ tục nhận cha, mẹ, con
        Trường hợp không có tranh chấp:
Trong trường hợp, bên nhận cha, mẹ, con và bên được nhận cha, mẹ, con thống nhất mối quan hệ huyết thống và không có tranh chấp thì việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo thủ tục hành chính tư pháp được quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP như sau:
      Theo Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được quy định như sau:
- Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
      Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

       Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
        Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận, cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
        Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận hoặc cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
        Trường hợp có tranh chấp:
       Trường hợp mà một trong các bên không công nhận mối quan hệ huyết thống cha, mẹ, con thì người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con buộc phải làm hồ sơ khởi kiện yêu cầu tòa án xác nhận cha, mẹ, con.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ con;
- CMND, sổ hộ khẩu của các bên;
- Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con;
Hồ sơ khởi kiện được nộp tại Tòa án nơi người bị yêu cầu đang cư trú.

Khâu quan trọng nhất trong việc yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ, con đó chính là khâu hoàn thiện hồ sơ pháp lý và yêu cầu tòa án thụ lý giải quyết. Với độ ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, Luật Hải Nguyễn sẽ tư vấn miễn phí cặn kẽ, tận tình cho bạn.
Liên hệ tư vấn: 0973.509.636 (Ls. Hải)

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Nhận cha mẹ, nhận con ngoài giá thú
  • Nhận cha mẹ, nhận con ngoài giá thú

    Người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện, không có tranh chấp giữa những người có quyền, lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.
  • Con ngoài giá thú có được mang họ cha?
  • Con ngoài giá thú có được mang họ cha?

    Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Con sinh ra trong trường hợp này được xác định là con ngoài giá thú.
  • Nhận nuôi con nuôi trong nước
  • Nhận nuôi con nuôi trong nước

    Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
  • Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một điều khỏan hoàn toàn mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vậy, luật Hôn nhân gia và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn khác quy định cụ thể như thế nào về điều kiện, thủ tục mang thai hộ vì mụch đích nhân đạo.
Hỗ trợ trực tuyến