Trách nhiệm pháp lý của phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” - Cập nhật : 19/03/2018

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP SINH CON " THUẬN TỰ NHIÊN"

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất, vẻ vang nhất của mỗi người phụ nữ. Theo đó, với cuộc sống hiện đại hóa ngày nay chúng ta được biết đến sinh con bằng phương pháp đẻ thường và phương pháp đẻ mổ. Các phương pháp này đều được hỗ trợ, can thiệp từ đội ngũ y bác sỹ nhằm đảm bảo sự an toàn cho người mẹ và đứa bé .Tuy nhiên, những ngày gần đây đang xôn xao trong dư luận về vấn đề sinh con “thuận tự nhiên”. Vấn đề này xuất phát từ sự lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh và thông tin chia sẻ của một bà mẹ ở Hưng Yên kể về quá trình sinh con thuận tự nhiên tại nhà, tự tay đỡ đẻ, không tiêm phòng, không cắt rốn, da kề da liên tục trong bốn giờ sau sinh. Không chỉ dừng lại đó, chiều 14/3, trên mạng xã hội lại tiếp tục lan truyền thông tin sau khi tham gia một lớp tập huấn về sinh con thuận tự nhiên với chi phí 15 triệu đồng, một  sản phụ ở Sài Gòn đã tự sinh tại nhà theo phương pháp sinh thuận tự nhiên nhưng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là tử vong cả mẹ lẫn con. Mặc dù, hiện tại Bộ Y tế đã xác minh không có trường hợp nào sinh tự nhiên khiến 2 mẹ con sản phụ ở Sài Gòn tử vong, song đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các chị em phụ nữ khi có ý định sinh con “thuận tự nhiên”. Các chuyên gia trong ngành đều khẳng định việc sinh con “thuận tự nhiên” là rất nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ lẫn con.
Vậy đứng dưới góc độ pháp lý, trường hợp người mẹ sinh con “thuận tự nhiên” và dẫn đến hậu quả đứa trẻ tử vong thì người mẹ có phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi này không?

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

II. NỘI DUNG TƯ VẤN

Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vô ý làm chết người, cụ thể như sau:Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Trong trường hợp sinh con “thuận tự nhiên” này chúng ta cần đặc biệt chú ý đến mặt chủ quan và mặt khách quan để xem xét việc cấu thành tội phạm.

Thứ nhất, đối chiếu vào mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, Điều 11 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

Nếu như gắn thời xưa, các đời trước của chúng ta sống trong xã hội giản đơn không có phương tiện hỗ trợ thì đương nhiên sinh con “thuận tự nhiên” là phương pháp chủ yếu và con người vẫn luôn tồn tại và duy trì nòi giống qua các thời đại nhưng khi đối chiếu với xã hội ngày nay, con người phát triển cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, cuộc sống phát triển với nhiều trang thiết bị, công nghê hiện đại có thể kiểm tra sàng lọc trước sinh, siêu âm thai nhi, dự đoán ngày sinh con… nhằm tạo điều kiện cho sự hỗ trợ từ các bác sỹ trong quá trình mang thai và trong quá trình sinh vì có nhiều khâu quan trọng trong khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Đồng thời, các bà mẹ luôn dễ dàng tiếp cận với các thông tin về sinh sản cũng như cũng nhận thức được sự nguy hiểm của việc tự sinh. Bởi vậy, trong trường hợp này, có thể xác định rằng người mẹ mắc phải lỗi vô ý vì quá tự tin, mặc dù bản thân người mẹ có thể thấy trước được hậu quả khi sinh “thuận tự nhiên” rất nguy hiểm nhưng lại luôn tin rằng hậu quả con tử vong sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Thứ hai, đối chiếu mặt khách quan của cấu thành tội phạm, ở đây người mẹ đã có hành vi tự sinh con mà không có sự can thiệp của các bác sỹ mặc dù nhận thức được hậy quả nguy hiểm có thể xảy ra và hậu quả trên thực tế đứa bé tử vong , xâm phạm sức khỏe, tính mạng của đứa trẻ. Tuy nhiên, xét vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi gây ra, chúng ta cần căn cứ rõ điều kiện khách quan như về địa điểm, thời gian,… khi người mẹ tự sinh con. Trường hợp, người mẹ nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nhưng vẫn luôn trong tâm thế sẵn sàng sinh con “thuận tự nhiên”. Lúc này, tuy người mẹ có đủ điều kiện để có thể không phải tự một mình sinh con nhưng họ vẫn lựa chọn tự mình sinh con. Điều này khác hoàn toàn so với trường hợp người mẹ nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nhưng họ buộc phải tự mình sinh một vì có thể khi đó, xung quanh người mẹ không có gia đình, người thân, hoặc không thể kêu gọi người khác giúp đỡ đưa đi bệnh viện hoặc thậm chí giúp đỡ sinh con. Lúc này, người mẹ không còn cách nào khác để đứa trẻ có thể sinh ra đời,  và thậm chí trong những giây phút này người mẹ không quan tâm đến sức khỏe của mình, chỉ cần cứu được tính mạng đứa con và họ phải lựa chọn cách sinh “thuận tự nhiên”. Bởi vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của hành vi sinh con “thuận tự nhiên” là cơ sở để khẳng định có cấu thành tội phạm hay không.

III. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Đánh ghen thế nào để không phạm tội?
  • Đánh ghen thế nào để không phạm tội?

    "Đánh ghen" không phải là khái niệm được pháp luật quy định chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra để chỉ hành vi bằng lời nói hoặc hành động của một người đối với người mà họ cho rằng có quan hệ tình cảm bất chính với vợ/chồng của mình... hoặc các đối tượng có liên quan khác.
  • "Đánh ghen" phạt hành chính hay hình sự?
  • "Đánh ghen" phạt hành chính hay hình sự?

    Nhiều người nghĩ đánh người khác gây thương tích nghiêm trọng mới là vi phạm pháp luật. Nhưng thực ra, hành vi đánh ghen, lột quần áo người khác bêu rếu ngoài đường đã có thể bị xử lý hình sự.
  • Hành vi "cố tình gây thương nhớ" có bị truy cứu TNHS?
  • Hành vi "cố tình gây thương nhớ" có bị truy cứu TNHS?

    Ngày nay, hành vi "cố tình gây thương nhớ" không còn nằm trong phạm trù tình cảm mà đã trở thành công cụ lừa đảo hiệu quả của các đối tượng xấu thông qua các trang mạng xã hội. Vậy hành vi này bị pháp luật xử lý như thế nào?
  • Khi nào thi hành bản án tử hình?
  • Khi nào thi hành bản án tử hình?

    Tử hình là chế tài xử lý nặng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hình phạt này áp dụng đối với một số tội danh nhất định, có mức độ nguy hiểm cao đối với xã hội.
  • Các trường hợp được xóa án tích
  • Các trường hợp được xóa án tích

    Theo quy định tại các điều 63, 64, 65, 66, 67 BLHS 1999 và Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự 1999 Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp Giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xóa án tích trong những trường hợp sau:
Hỗ trợ trực tuyến