Tư vấn giành quyền nuôi con - Cập nhật : 02/02/2016

TƯ VẤN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

         Khi vợ chồng không còn tình cảm với nhau nữa, ly hôn là giải pháp mà cuối cùng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, khi giải quyết ly hôn không phải ai cũng thỏa thuận được hết tất cả các vấn đề, đặc biệt liên quan đến quyền nuôi con. Hãy liên hệ với chúng tôi để được chia sẻ và tư vấn miễn phí.

TƯ VẤN VỀ QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Tư vấn miễn phí: 0973.509.636 (Ls. Hải)Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, Quyền nuôi con được Tóa án quyết định theo sự thỏa thuận của vợ và chồng, trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo nguyên tắc sau:
-  Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao cho người mẹ nuôi. Tuy nhiên, khả năng giao cho người bố nuôi vẫn hoàn toàn có nếu như người bố chứng minh được rằng người mẹ không đủ điều kiện nuôi con cả về mặt vật chất lẫn điều kiện giáo dục. Giả sử người mẹ nghiện rượu, hút thuốc lá, hay nghiện ma túy, sử dụng bạo lực với con trong quá trình chăm sóc, không có nhà ở…thì Tòa án có thể giao cho người bố có điều kiện hơn để nuôi con. Do đó, trong quá trình giải quyết ly hôn, các bên cần có biện pháp chứng minh khả năng chăm sóc nuôi dạy con của mình để thuyết phục Tòa án quyết định trao quyền nuôi con.
-  Trường hợp con dưới 12 tháng tuổi, Luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người chồng, do đó, người vợ hoàn toàn có lợi thế thỏa thuận trong trường hợp ly hôn. Nếu có thể thì hãy thỏa thuận điều kiện ly hôn là quyền nuôi con thuộc về mình.
-  Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Đây là quy định nhằm tôn trọng ý chí của đứa trẻ khi đã biết nhận thức sơ khai về niềm vui và cuộc sống của mình. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án buộc phải tham khảo ý kiến của đứa trẻ. Tuy nhiên đây không phải là điều quyết định. Tòa án sẽ xem xét điều kiện chăm sóc, giáo dục của hai bên một các công bằng nhất, dựa trên chứng cứ hai bên cung cấp để quyết định.

Khi đứa trẻ được giao cho bố hoặc mẹ nuôi thì bên còn lại được quyền thăm nom, chăm sóc đứa trẻ. Đồng thời có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo yêu cầu của người có quyền nuôi con. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định dựa trên điều kiện kinh tế từng vùng, miền và điều kiện sinh sống của đứa bé.

Ngoài ra, quyền nuôi con của cha, mẹ đứa bé bị Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hạn chế trong các trường hợp sau:

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Tóm lại, việc giao cho ai là người có quyền nuôi con phải căn cứ vào quyền lợi và tương lai của chính người con. Việc giành quyền nuôi khi ly hôn cần có những biện pháp thu thập chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã nhờ cậy đến sự giúp đỡ của Luật Hải Nguyễn, - nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Kết quả là họ được toại nguyện, tránh tranh chấp quyền nuôi con kéo dài…

Hãy liên hệ  0973.509.636  (Ls. Hải) để được chia sẻ và tư vấn miễn phí.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Chúng tôi luôn luôn đồng hành và chia sẻ cùng bạn !

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giành quyền nuôi con khi ly hôn
  • Giành quyền nuôi con khi ly hôn

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực. Đối với con, cha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sức khỏe, đời sống sinh hoạt, giáo dục, tương lai…. của con. Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ con được nuôi dưỡng và phát triển bình thường, pháp luật quy định cụ thể về quyền trực tiếp...
  • Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
  • Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

    khi không có đang ký két hôn thì Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng trong trường hợp này. Tuy nhiên, mặc dù không phát sinh các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng nhưng việc nam nữ chung sống như vợ chồng sẽ làm phát sinh các quan hệ về quyền, nghĩa vụ đối với con cái, tài sản theoLuật hôn nhân gia đình 2014.
  • Quyền thăm nom con cái khi ly hôn
  • Quyền thăm nom con cái khi ly hôn

    Khi vợ chồng ly hôn thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ huyết thống kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng tôn trọng, thực hiện đúng nghĩa vụ và vai trò của mình trong mối quan hệ này, phổ biến là tình trạng người nuôi con cố tình gây khó, ngăn cản người kia thăm nom và chăm sóc con chung
  • Mức cấp dưỡng
  • Mức cấp dưỡng

    Cấp dưỡng về bản chất nhằm đảm bảo quyền lợi của con. Xét trên lý thuyết, mức cấp dưỡng càng cao thì quyền lợi của đứa trẻ càng được bảo đảm. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm cân bằng với quyền lợi của người có trách nhiệm cấp dưỡng.
  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con
  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con

    Trường hợp tòa án có quyết định có hiệu lực về việc xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì vẫn có thể yêu cầu thay đổi khi có đủ căn cứ.
  • Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Hỗ trợ trực tuyến