Phân chia di sản thừa kế bố mẹ đề lại không có di chúc

Câu hỏi:
Bạn 'pham hong son - Email: sondiunel54@gmail.com' hỏi:

Bo me toi deu chet bo chet 6/ 1980:73 tuoiva me chet 5/ 2011: 91 tuoi. Khong de lai di chuc. Chung toi gom 5 chi em: 3 trai 2 gai duoc huong thua ke di san gom 390m2 dat o lau dai va 230 m2 ao. Gio chung toi muon chia tach so do( nguoi con trai ca o voi me va phung duong me tu 11/ 1975 den 5/2011. Ho khau do con dau ca lam chu ho). Xinluat su tu van chia tach theo thoa thuannhu the nao? Neu khong thoa thuan duoc thi chia tach theo phap luat nhu the nao? Xin cam on!

Trả lời:

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Đại An Phát, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì trước khi mất, cả bố và mẹ bạn đều không để lại di chúc, khối di sản để lại gồm có 390 m2 diện tích đất ở và 230 m2 đất ao. Sau khi Bố bạn mất vào tháng 6 năm 1980 và kể từ thời điểm đó mẹ bạn ở với anh cả, được anh cả phụng dưỡng chăm sóc thì đếm năm 2011 bà mất. Trong trường hợp này khối di sản sẽ được chia đều cho 5 người con gia đình (thuộc hàng thừa kế thứ nhất), năm anh chị em bạn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chia đều phần di sản trên. Trong trường hợp nếu năm anh em bạn không tự thỏa thuận được thì có thể làm thủ tục khởi kiện ra tòa yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế.

- Nếu năm anh em gia đình bạn tự thỏa thuận được về việc chia di sản thừa kế thì việc phân chia phải có mặt đầy đủ của cả năm anh chị em trong gia đình, ký và xác nhận. Phải được xác lập thành văn bản được công chứng chứng thực, thì việc thỏa thuận này mới có giá trị pháp lý.

Cụ thể như sau: Sau khi thỏa thuận được xác lập thì một trong năm anh em bạn nếu có yêu cầu tách thửa sẽ phải nộp hồ sơ yêu cầu tách thửa đất nêu trên: căn cứ theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT - BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách 

Hồ sơ tách thửa gồm

+  Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu 11/ĐK

+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

+ Ngoài ra còn phải cung cấp thêm Thông tin của anh chị em bạn (những người được hưởng phần di sản thừa kế), CMND, CCCD, Sổ hộ khẩu..

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn hoặc người có yêu cầu nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

- Trong trường hợp năm anh em trong gia đình bạn không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế do bố mẹ để lại thì

Theo quy định Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…”

 

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm  vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, năm anh em bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải, trường hợp không giải quyết được tại Ủy ban nhân dân xã thì có thể khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật tố tụng.

Hồ sơ bao gồm:

+  Đơn khởi kiện;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân và biên bản của gia đình về việc chia di sản;

+ Giấy chứng tử của bố mẹ chứng minh khi họ chết không để lại di chúc;

+ Sổ hộ khẩu gia đình để xác định con cái trong gia đình

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về việc phân chia di sản thừa kế. Để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn cụ thể Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An). Hoặc trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Phòng 12A Chung cư viện chiến lược khoa học Bộ Công an, đường Nguyễn chánh, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, HN để được chúng tôi hỗ trợ Quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp.

Trân trọng!

 

 

Xem thêm mục hỏi đáp

  • Tranh chấp di sản thừa kế
  • Tranh chấp di sản thừa kế

    Xin chào luật sư. Hiện nay tôi có vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai muốn được luật sư tư vấn. Nội dung vụ việc nhà tôi như sau:

  • Đầu tư nước ngoài
  • Đầu tư nước ngoài

    Xin chào luật sư, tôi muốn được hướng dẫn thủ tục hồ sơ pháp lý để chuyển tiền ra nước ngoài nhắm mua cổ phần công ty sau đó làm chủ sở hữu công ty.