Ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư

Câu hỏi:
Bạn 'Nguyễn Tam Hưng - Email: tamhungxdcb@gmail.com' hỏi:

Kính chào công ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự! Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6, Điều 3 của TT số 28/2016/TT-BXD, có quy định: “1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó; trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên Ban quản trị nhà chung cư." Tôi xin được hỏi, việc "ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư" trong quy định nêu trên có bắt buộc phải chứng thực hoặc công chứng bởi cơ quan chức năng hay không ?

Trả lời:

Luật Hải Nguyễn kính chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/02/2015.

- Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng ban hành ngày 15/12/2016

II. TƯ VẤN CỦA LUẬT HẢI NGUYỄN
Tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư 28/2016/TT-BXD quy định về Yêu cầu đối với thành viên ban quản trị nhà chung cư có nêu rõ:“ Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó; trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên Ban quản trị nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư là đại diện chủ sở hữu và người đang sử dụng nhà chung cư”.

Theo đó, việc ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực bởi cơ quan chức năng. Bởi lẽ:

Hội nghị nhà chung cư là cuộc họp của chủ sở hữu và người sử dụng tòa nhà chung cư, trong đó các quyết định được xây dựng trong hội nghị nhà chung cư:

 

- Đề cử và bầu ban quản lý tòa nhà; đề cử và bầu bổ sung
- Bãi miễn thành viên ban quản trị trong trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường
- Thông qua hay bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị;
- Thông qua mức phụ cấp trách nhiệm cho những thành viên ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị
- Thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Bản nội quy vận hành sử dụng nhà chung cư;
- Thông qua việc lựa chọn doanh nghiệp vận hành vận hành, doanh nghiệp bảo trì nhà chung cư;
- Thông qua báo cáo công tác điều hành điều hành, bảo trì và báo cáo tài chính của tất cả những công ty được giao thực hiện;
- Quyết định tất cả những nội dung khác có liên quan đến việc điều hành sử dụng nhà tòa nhà chung cư.
- Đối với nhà tòa nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư không nhất thiết phải thực hiện các nội dung quy định tại điểm c và d của khoản này.

Theo đó, với nội dung và các quyết định xây dựng nêu trên, thì người được ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư chỉ mang tính chất thay mặt, nhân danh, đại diện chủ sở hữu căn hộ tham gia phiên họp nhằm xây dựng quy chế, nội quy vận hành nhà chung cư cùng với việc xây dựng Ban quan trị nhà chung cư. Như vậy, công việc ủy quyền này mang tính chất đơn giản, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho chủ sỡ hữu căn hộ và người được ủy quyền đối với căn hộ của tòa nhà chung cư, nên nó không phải là một hợp đồng ủy quyền, mà chỉ là một giao dịch dân sự giữa hai bên để hình thành giấy ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền do chủ sở hữu căn hộ lập để ủy quyền tham gia hội nghị nhà chung cư cũng không cần thiết phải làm thủ tục "Chứng thực chữ ký", bởi lẽ:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2khoản 3 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Như vậy, việc chứng thực chữ ký trước hết là nhu cầu của người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó các văn bản, giấy tờ cần chứng thực chữ ký thông thường do người dân tự lập nên như Di chúc, Đơn đề nghị xác nhận, Giấy lĩnh tiền, văn bản thòa thuận...). Do đó, pháp luật về chứng thực hiện hành không quy định cụ thể các giấy tờ bắt buộc phải chứng thực chữ ký và các giấy tờ không bắt buộc phải chứng thực chữ ký. Trên thực tế, có các loại giấy tờ cần có chứng thực chữ ký, bao gồm: giấy tờ liên quan đến việc tặng, cho, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản có giá trị; giấy tờ liên quan đến việc thừa kế tài sản (như Tờ khai thừa kế, Giấy từ chối nhận di sản thừa kế…), Sơ yếu lý lịch, Bản dịch phải hợp pháp hóa lãnh sự…

Như vậy, việc ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực bởi cơ quan chức năng.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hải Nguyễn dành cho câu hỏi của bạn.

III. LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG , ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

Email: lamchuphapluat@gmail.com

-T.M-

 

Xem thêm mục hỏi đáp

  • Tranh chấp di sản thừa kế
  • Tranh chấp di sản thừa kế

    Xin chào luật sư. Hiện nay tôi có vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai muốn được luật sư tư vấn. Nội dung vụ việc nhà tôi như sau:

  • Đầu tư nước ngoài
  • Đầu tư nước ngoài

    Xin chào luật sư, tôi muốn được hướng dẫn thủ tục hồ sơ pháp lý để chuyển tiền ra nước ngoài nhắm mua cổ phần công ty sau đó làm chủ sở hữu công ty.